Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Philippine-American War, 1899-1902

Philippine-American War, 1899-1902
Một lá cờ tơi tả của Đệ Nhất Cộng Hòa Phi Luật Tân,  đã được dùng trong cuộc chiến chống Mỹ dành  độc lập
Một lá cờ tơi tả của Đệ Nhất Cộng Hòa Phi Luật Tân, đã được dùng trong cuộc chiến chống Mỹ dành độc lập.
[Hình của Arnaldo Dumindin (trích từ Philippine-American War, 1899-1902)]
Trong một bài báo đăng trên tạp chí “Foreign Affairs”  (Đối Ngoại) năm 1968, người anh hùng quốc gia Phi Luật Tân Benigno “Ninoy” Aquino đã than thở: “Sau gần một nửa thế kỷ cai trị, người Mỹ đã gây ra một chấn thương khi biến người Phi thành một loại người Mỹ khổ sở trong ba địa hạt:  nhân sinh quan, giá trị của đời sống và thị hiếu …” Vì vậy mà trong tất cả các thăm dò ý kiến, người Phi luôn luôn có cái nhìn tốt nhất về nước Mỹ, ông chủ thực dân cũ của họ.
Cuộc thăm dò Thái độ Toàn cầu năm 2013 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy có 85% người Phi đã có ý kiến tốt về nước Mỹ. Kết quả nầy cao hơn một cách đáng ngạc nhiên tỉ lệ 81% ý kiến tốt của chính người Mỹ về nước Mỹ của họ. Qua năm nay, 2015, tỉ lệ nầy của người Phi đã tăng lên 92% khi hỏi ý kiến tốt về siêu cường của thế giới. Qua các trận chiến tranh từ chống Đế quốc Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến cho đến các cuộc chiến ủy nhiệm chống Cộng sản ở Triều Tiên, ở Việt Nam của thời Chiến tranh Lạnh, người Phi luôn luôn đứng kề vai sát cánh với người Mỹ. Nếu có một “giải thưởng về lòng trung thành” với nước Mỹ trong các nước đồng minh, chắc chắn Phi Luật Tân sẽ đoạt giải ngon lành.
Trên toàn thế giới, nước Mỹ được ca ngợi và thèm muốn nhờ ở chất lượng văn hoá (phim ảnh của Hồ Ly Vọng), ở các trung tâm năng động về sáng tạo (Thung lũng Điện tử ở San Jose), và sức mạnh quân sự. Đa số dân Phi Luật Tân coi nước Mỹ như một vị cứu tinh, một hiệp sĩ trong bộ giáp sáng chói đã bảo vệ đảo quốc nầy thoát khỏi ma quỷ và sự đe dọa của những ý thức hệ phản dân chủ. Dù vậy người ta cũng có thể lý giải là nước Phi Luật Tân si mê nước Mỹ như vậy là do bệnh không thuộc lịch sử. Từ bao lâu nay, khi luận thuyết về chính tình quốc gia, người Phi thường quên bẵng cuộc chiến tranh Mỹ-Phi (1899-1902), một cuộc tranh đấu oai hùng cho nền độc lập Phi Luật Tân mà người Mỹ, với lòng tự tôn, đã dè bỉu là “một cuộc nổi loạn”.   
Để giải toả cho giai đoạn lịch sử bị quên lãng nầy, phim “Heneral Luna” đã được Phi Luật Tân giới thiệu để tham dự giải Oscar năm nay. Khi chọn chủ đề cuốn phim là Tướng Antonio Luna, đạo diễn muốn trình bày một kết cuộc sâu đậm và bi đát của Phi Luật Tân để giành được độc lập và những gian khổ trong tiến trình xây dựng quốc gia.  
Cuốn phim nầy không nói về một lòng ái quốc buồn khổ và hung hăng, mà Albert Einstein đã chê rất đúng là “bệnh con nít” và là “bệnh sởi của loài người”. Phim nầy nói về cái logic đạo đức của lòng yêu nước và về hiểm họa của tinh thần bộ lạc đầy tính chia rẽ. Phim Heneral Luna không tự nó đặt ra vấn đề đạo đức mà chỉ vẽ lên một cách chân thực hai khía cạnh đạo đức của tiến triìh xây dựng quốc gia.     
Heneral Luna
Áp phích quảng cáo phim “Heneral Luna” (Hình của poster.jpg)
Trình chiếu ra mắt hôm 24-7-2015 trên nhiều thành phố lớn tại Phi Luật Tân
Một Lịch Sử Bị Bỏ Quên
Thật ra thì nước Mỹ đã để lại một dấu ấn to lớn trên nước Phi hiện đại trong vài chục năm (công khai) đô hộ (1899-1946) so với hơn ba trăm năm (1565-1898) mà Tây Ban Nha đã tàn bạo xâm chiếm nước nầy. Như sử gia Arnold Toynbee đã mô tả cách thế mà Tây Ban Nha đã khống chế nước Phi “bằng một nhúm quân lính, quan chức và thầy dòng Thiên chúa giáo như mô thức họ đã áp dụng ở thuộc địa Đông Ấn”.
Nước Phi Luật Tân trong vùng Đông Nam Á đã được nước Mỹ dùng để khoe là một thuộc địa loại tốt. Chính quyền Mỹ đã cố gắng chứng tỏ họ không phải là một đế quốc Tây phương như Anh, Pháp, … Theo diễn giải của nhà báo nổi tiếng Neil Sheehan “lương tâm chính trị của người Mỹ không chấp nhận một chế độ thuộc địa công khai” vì chính họ đã từng dũng cảm nổi dậy chống sự thống trị của đế quốc Anh, “họ tin tưởng là chính sách đế quốc của họ không tàn hại những dân tộc khác.” Dưới sự cai trị của người Mỹ, Phi Luật Tân đã có được một nền giáo dục phổ thông, một cơ sở hạ tầng tuy dơn sơ nhưng hiện đại, và những định chế dân chủ và tự do. Và chính gia sản nầy đã đưa nước Phi vào hàng quốc gia thứ hai ít nghèo nhất của Á châu.
Và ngay cả sau khi được trả độc lập năm 1946, Phi Luật Tân đã giao khoán cho nước Mỹ trách nhiệm giữ gìn an ninh quốc gia. Theo ký giả/giáo sư James Fallows, người Mỹ đã chỉ cho người Phi “tin rằng họ (người Phi) không thực sự nắm trách nhiệm về số phận của đất nước họ”. Qua những Hiệp ước Hỗ trợ Quân sự năm 1947, Hiệp định về Căn cứ Quân sự năm 1947, và Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng năm 1951, Hoa Thịnh Đốn đã trở thành người bảo kê chống xâm lăng cho nước (gọi là độc lập) Phi Luật Tân. Mặc dù các căn cứ quân sự Mỹ đã đóng cửa sau Chiến tranh Lạnh, nước Mỹ vẫn được coi như niềm hy vọng lớn nhất để Phi Luật Tân chống lại một nước Trung Quốc thù hằn đang ngấu nghiến đất đai đang tranh chấp của các nước nhỏ như Phi Luật Tân trong biển Nam Hải.
Chuỗi lịch sử lệ thuộc đó đã che khuất một quá khứ trong đó người Phi đã đứng lên như một biểu tượng tạo cảm hứng cho những người ái quốc trên toàn thế giới. Trong cuốn From the Ruins of Empire (Từ những Tàn Tích của Đế Quốc) xuất bản năm 2012, tác giả Pankaj Mishra đã chứng tỏ cuộc tranh đấu giành dộc lập của người Phi chống lại Tây Ban Nha và Hoa Kỳ, đã gây hứng khởi khắp Á châu.
From The Ruins Of Empire
From The Ruins Of Empire, Pankaj Mishra, Penguin Books India, 2012
Theo học giả Benedict Anderson, phong trào ái quốc ở Phi, khởi từ những hoạt động của José Rizal, đã là lực lượng tiên phong cho châu Á, thể hiện cuộc tranh đấu đầu tiên trên lục địa nầy sau thời kỳ thuộc địa. Cuốn phim tiểu sử Heneral Luna diễn đạt được tinh thần cao quý của thời kỳ nầy trong lịch sử của nước Phi khi mà những người Phi đã dược hưởng một nền giáo dục Tây phương, đứng lên đòi hỏi bình đẳng với văn minh Tây phương và sẵn sàng hy sinh mạng sống để xây dựng một quốc gia độc lập.
Nhưng cuộc tranh đấu cho độc lập đó đã tan vỡ không phải vì quân Tây Ban Nha kém cỏi mà vì người Mỹ (tưởng là) hiền lành. Người Mỹ mà quân cách mạng Phi, từ đầu, tưởng lầm một cách ngây thơ rằng họ là những đồng minh đáng tin cậy để chống lại thực dân Tây Ban Nha. Không thể tự mình xử dụng quyền tự quyết, người Phi đã tạo ra một dân tộc bị rối rắm về căn cước cuả mình và vị thế của đất nước mình trên thế giới, vì cuộc tranh đấu cho độc lập cũng là cuộc tranh đấu cho bản sắc của dân tộc. Rõ ràng như Ninoy Aquino đã viết: “Dân tộc Phi bị hoang mang về bản sắc của họ. Họ là dân Á châu nhưng không là Á châu trong mắt những dân Á châu khác và họ cũng không là Âu châu trong mắt những người Âu châu.”
Ảnh hưởng sâu đậm của người Mỹ trên tâm thức của người Phi, đặc biệt là thành phần người Phi ưu tú, được thấy rõ qua lời tuyên bố của Salvador P. Lopez, cựu Đại sứ Phi Luật Tân tại Hoa Thịnh Đốn, trong cố gắng bênh vực chế độ thuộc địa của Mỹ đã cho rằng ngoài những phúc lợi khác, nước Mỹ còn giúp “xã hội Phi Luật Tân phát triển theo đường hướng dân chủ.”   
Một quốc gia phân rẽ.
Trong những phim lịch sử Phi Luật Tân, người ta thường nhận rõ tinh thần chống Tây Ban Nha và Nhật Bản. Điều đặc thù của phim Heneral Luna là đã đưa ra một cách toàn vẹn, không những các gian dối của người Mỹ - điều đình riêng với Tây Ban Nha để mua lại Phi Luật Tân [với giá 20 triệu Mỹ kim thông qua Hiệp định Paris 1898] mà không cho đồng minh Phi biết – mà còn cả sự tàn bạo đối với thường dân Phi.
Cuộc chiến tranh Mỹ-Phi đã làm cho hàng trăm ngàn người Phi bị thiệt mạng. Phần đông là người dân bình thường đã không chịu nổi đói khát và cực khổ của cuộc chiến dai dẳng. Cũng có những hành động bạo tàn bừa bãi của quân lính Mỹ trong khi một số khác thì khoái trá với những chiến bại của quân cách mạng Phi với sự mừng rỡ độc ác. Một quân nhân Mỹ dã coi chuyện bắn giết những quân thù đang chạy trốn “còn vui hơn cả bắn các con gà tây.” Theo chủ nghĩaManifest Destiny (Tuyên ngôn Sứ mệnh), Tổng thống Mỹ William McKinley đã phê chuẩn một dự án trong chế độ thuộc địa để “giáo dục, nâng đỡ, văn minh hoá và Thiên Chúa giáo hoá dân Phi Luật Tân.” Sự áp bức dân tộc Phi đã được dấu sau bề ngoài đế quốc mộ đạo và miệt thị họ như một loài dân man rợ.
Tuy vậy, phim Heneral Luna chắc chắn không phải là một phim chống Mỹ rẻ tiền mà là một phim nghệ thuật với luận đề chiếu rọi lên tình trạng chia rẻ nội bộ trong lực lượng cách mạng Phi, một sự chia rẻ còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Tướng Antonio Luna (1866-1899) thuộc giống dân Ilocano lớn lên ở thủ đô Manila và được giáo dục theoTây phương, là một người vừa ái quốc vừa quốc tế. Theo các tướng lãnh Mỹ như James F. Bell và Robert Hughes, thì Luna thật sự là vị Tướng duy nhất của Phi Luật Tân. Và ông ta cố gắng tối đa để tạo lập một quân đội Phi hiện đại và chuyên nghiệp không bị phân rẽ bởi tinh thần bộ lạc và phân biệt chủng tộc.      
Từ khởi đầu của cuộc chiến Mỹ-Phi, thiên tài quân sự của Tướng Luna đã tạo khủng hoảng cho quân Mỹ xâm lược vốn vẫn yên chí rằng dân địa phương không thể tổ chức được một cuộc kháng chiến tinh vi như vậy. Xuất thân từ một nền giáo dục mới, Tướng Luna xử dụng những chiến thuật quân sự tân kỳ để chống lại quân đội Tây phương bằng chính kỹ thuật của họ. Nhưng dầu sao thì Tướng Antonio Luna chưa phải là Tướng George Washington.  Tính khí nóng nảy, thất vọng vì những bất tuân mệnh lệnh, tổn thương của chiến tranh đã đánh gục người hùng. Cuốn phim đã trình bày một cách đau đớn Tướng Luna tranh đấu với nội tâm và kết quả là ông đã trút cơn giận một cách sai lầm lên trên những người dân vô tội, những người dân Phi mà đúng ra là ông phải bảo vệ triệt để.
Tướng Luna không phải là một nhà lãnh đạo lý tưởng vì ông không nhận ra sự cần thiết của khả năng kêu gọi, khuyến dụ, và xây dựng đồng thuận của một nhà lãnh đạo. Như nhà sử học Phi Luật Tân Vincente Rafael giải thích: Luna và các đồng chí cách mạng “chưa bao giờ có một chương trình để giải quyết vấn đề bất cân bằng trong xã hội … chưa bao giờ có kế hoạch phân phối lại đất đai hoặc dân chủ hoá các liên hệ trong xã hội.”
Nhưng người ta vẫn không thể phủ nhận được quyết tâm của Tướng Luna để đạt được độc lập cho Phi Luật Tân dù có nhiều điểm yếu. Tướng Luna ăn nói lỗ mãng (là để giữ gìn kỷ luật quân đội), thường hay nạt nộ (là để ngăn ngừa tình trạng bất tuân thượng lệnh và để động viên tinh thần quân sĩ), và tính khí cộc cằn (là để ngăn chận tinh thần bộ lạc và chia rẽ  trong hàng ngũ lãnh đạo Phi Luật Tân) phải được phê phán trong phạm vi đau thương của tiến trình xây dựng quốc gia, đặc biệt là khi một quốc gia non trẻ đang vừa phải đối mặt với hết cường quốc thực dân nầy đến cường quốc thực dân khác trong khi vừa phải tranh đấu với tình trạng chia rẽ nội bộ tệ hại.
Từ tác phẩm Peasants into Frenchmen (Nông dân trở nên người Tây) của Eugen Weber xuất bản năm 1976 – nói về chuyện mất của và mất gốc là phần chính trong tiến trình xây dựng quốc gia của người Pháp và sự vươn lên của nước nầy thành một siêu cường – cho đến tác phẩm Civilization (Văn Minh) của Niall Ferguson xuất bản năm 2012 - nói về tiến trình hiện đại hoá hỗn loạn và áp chế của Nhật Bản dưới thời Minh Trị Khôi phục đã giúp nước Nhật đạt được độc lập và phẩm giá - người ta phải trực diện với một sự thật đau lòng là muốn xây dựng quốc gia, đặc biệt là trong thế kỷ 18 và 19, một tiến trình tự nó đã đầy sắt máu, con người phải hoán đổi lòng trung thành với gia đình và gia tộc qua, theo chữ của Benedict Anderson, “một cộng đồng tưởng tượng” gọi là quốc gia.
Peasants Into Frenchmen Civilization
Peasants Into Frenchmen, Eugen Weber, Stanford University Press, 1976 vàCivilization, Niall Ferguson, Penguin Books, 2012
Vụ ám sát Tướng Luna một cách tàn bạo do âm mưu của các đồng chí của ông ta, những người chỉ thấy tính cao ngạo của Luna hơn là công đức của ông ta, và đặt thù hằn cá nhân lên trên nền độc lập của quốc gia, nên được coi như một bài học cảnh báo, nhắc nhở rằng kẻ thù lớn nhất của Phi Luật tân không phải là người ngoài mà chính là chia rẽ nội bộ và lòng trung thành hẹp hòi đã chặn bước đi của tiến trình xây dựng quốc gia ngay cả cho đến bây giờ.
Richard Javad Heydarian
Lý Nguyên Diệu phỏng dịch (9/2015)

Philippines' Forgotten Revolution: General Luna and the Quest for Independence
Richard Javad Heydarian
Academic, policy adviser, and author of "Asia's New Battlefield: US, China, and the Struggle for Western Pacific"
Posted: 09/26/2015 12:31 am EDT Updated: 09/26/2015 12:59 pm EDT
Writing for Foreign Affairs in 1968, Filipino national hero Benigno "Ninoy" Aquino lamented: "Almost half a century of American rule bequeathed to the Asian Filipino a trauma by making him uncomfortably American in outlook, values and tastes..." No wonder then, in one survey after the other, the Philippines has held the distinction of having the most favorable view towards the United States, its formal colonial master.
In the 2013 Global Attitudes survey, conducted by the Pew Research Center, as many as 85% of Filipinos expressed a favorable view of America, astonishingly beating even the Americans themselves (81%). By 2015, even a greater number of Filipinos (92%) expressed a favorable view of the global superpower. In one war after the other -- from the struggle against Imperial Japan during the Second World War to the proxy wars against Communism in the Korean Peninsula and Vietnam during the Cold War -- Filipinos stood should-to-shoulder with America. Without a question, if there were anything like a "loyalty award" for America's friends, the Philippines would have qualified as an undisputed contender.
Throughout the world, the United States is praised and/or envied for its cultural prowess (think of Hollywood), dynamic centers of innovation (think of Silicon Valley), and military muscle. In the Philippines, America is also broadly seen as a savior, a Knight in shining armor that has protected the island nation from bogeymen and menace of undemocratic ideologies. One can argue, however, that the Philippines's love affair with America is partly a product of its historical amnesia. For long, the glaring gap in the Filipino national discourse was the Philippine-American War (1899-1902), a heroic struggle for national independence, which Washington, quite hubristically, dismissed as an "insurrection".
It is this largely forgotten part of the country's history that "Heneral Luna" (2015), the Philippines' official entry for Oscars this year, tries to decipher. Choosing General Antonio Luna as its main subject, the movie manages to communicate the vast potentials as well as tragic outcome of the Philippines' quest for national independence -- and the predicaments of nation-building.
It is a movie not about aggrieved and aggressive nationalism, which Albert Einstein rightly dismissed as an "infantile disease" and "measles of mankind", but instead the moral logic of patriotism and the perils of divisive tribalism. Heneral Luna isn't a tale about morality per se, but instead an honest portrayal of the moral dilemmas of nation-building.
A Forgotten History
To be fair, within few decades of (overt) colonial rule, the United States managed to leave a larger imprint on modern Philippines than Spain, which brutally occupied the country for more than three centuries. As historian Arnold Toynbee described, the Spaniards held onto to the Philippines "by a handful of soldiers, administrators, and friars after the fashion of the Spanish empire of the Indies."
The Southeast Asian nation, after all, was America's showcase colony. Washington made a conscious effort to demonstrate that it wasn't just another Western imperialist. As award-winning journalist Neil Sheehanexplains,"[h]aving overt colonies was not acceptable to the American political conscience", for the American people, who themselves had to valiantly revolt against British dominion, "were convinced that their imperial system did not victimize foreign peoples." Under America's rule, the Philippines saw the establishment of universal education, a modicum of modern infrastructure, and liberal democratic institutions. And it was this legacy that made the Philippines Asia's second least poor (or prosperous) country in Asia.
And even after its formal independence in 1946, the Philippines effectively outsourced its national security to the United States. In the words of James Fallows, the Americans led the Filipinos "to believe that they aren't really responsible for their country's fate." Thanks to a series of landmark agreements, namely the Military Assistance Pact (1947), the Military Bases Agreement (1947), and the Mutual Defense Treaty (MDT) of 1951, Washington became the de facto guarantor of (the nominally-sovereign) Philippines against external aggression. And despite the exit of American bases in the post-Cold War period, the United States is still seen as the Philippines' best hope against a revanchist China, which has been gobbling up contested features across the South China Sea at the expense of smaller nations such as the Philippines.
Such long history of dependence conceals a past where the Filipinos stood as a beacon of inspiration for nationalists across the world. InFrom the Ruins of Empire (2012), Pankaj Mishra shows how the Philippines' struggle for independence, first against Spain and later against the Americans, inspired nationalists across Asia. For scholars such as Benedict Anderson, the Philippines' nationalist movement, inspired by the works of Rizal, was a trailblazer in Asia, representing the first post-colonial struggle in the continent. As a biopic, Heneral Luna captures the zeitgeist of this noble period in Philippine history, when Western-educated Filipinos confidently demanded equality with the Western civilization and valiantly risked their lives to build an independent nation.
But the country's quest for independence was ultimately crushed not by the inept Spaniards, but instead the (supposedly) benign Americans, who the Filipino revolutionaries initially saw, quite naively, as dependable allies (against Madrid). Unable to independently consummate its right to self-determination, the product was a nation confused about its identity and place in the world, for the struggle for independence is also a struggle for self-identity. As Ninoy Aquino succinctly put it: "Filipinos are bewildered about their identity. They are an Asian people not Asian in the eyes of their fellow Asians and not Western in the eyes of the West."
America's profound influence on the Filipino psyche, particularly its ruling elite, is evident in the words of Salvador P. Lopez, former ambassador to Washington, who gave a positive spin to the Philippines' colonization by Americans, arguing that, among other supposed benefits, American colonization helped "Philippine society to develop along more democratic lines."
A Divided Nation
Among historical movies in the Philippines, it is quite common to detect strong anti-Spanish or anti-Japanese sentiments. What is unique about Heneral Luna is its unvarnished portrayal of not only American deceit -- striking a separate deal to purchase the Philippines from the Spaniards without the knowledge of their supposed Filipino allies -- but also its brutality towards Filipino civilians.
The Philippine-American War led to the death of hundreds of thousands of Filipinos, many of whom were ordinary civilians who couldn't cope with the starvation and misery brought about the protracted conflict. There were also wanton use of violence by American soldiers, while others seemed to relish their defeat of Filipino revolutionary forces with sadistic glee, with one solider describing the slaughter of fleeing enemies as "more fun than a Turkey shoot". By invoking the doctrine of Manifest Destiny, President William McKinley sanctioned a colonial project to "educate the Filipinos, and uplift and civilize and Christianize them." The subjugation of the Philippines was veiled by sanctimonious imperialism and denigration of Filipinos as uncivilized people.
But far from a cheap anti-American movie, Heneral Luna is a contemplative artistic work that sheds light on the internal divisions that beset the Filipino revolutionaries; divisions that continue to undermine the country until this day. Raised in Manila, Ilocano on his father's side, and educated in the West, Antonio Luna was both cosmopolitan and patriotic. He was, in the words of American Generals James Franklin Bell and Robert Hughes, the Philippines' only true general. And he tried very hard to establish a modern and professional Philippine armed forces, which transcended tribal and ethnic allegiances.
It was his military genius that, in the initial stages of the war, inspired some sense of panic among invading Americans, who weren't expecting a sophisticated resistance by the indigenous population. A product of modern education, Luna used cutting-edge military tactics against the West, trying to beat them in their own game. Ultimately, however, General Luna was no George Washington. His temper, frustrations with insubordination, and traumas of war got the better of him. The movie painfully portrays his struggles with his inner demons, culminating in an incident where he wrongfully unleashed his anger on innocent bystanders, the very people whom he should have protected above all.
He was not an ideal leader, for he didn't appreciate the necessity for charm, persuasion and consensus-building when it comes to leadership. And, as Filipino historian Vicente Rafael explains, Luna and his revolutionary colleagues "never had a program for addressing social inequities.... never planned to redistribute land or to democratize social relations."
Yet, one can't deny how critical Luna was, despite all his frailties, to securing Philippine independence. Luna's harsh language (to ensure military discipline), constant resort to threats (to prevent insubordination and mobilize troops), and temper (over tribalism and divisions within Filipino leadership) should be seen within the context of the traumas of nation-building, especially when a fledgling nation is confronting one colonizing power after the other while struggling with vicious internal divisions.
From Eugen Weber's Peasants into Frenchmen (1976) -- which chronicles how dispossession and uprooting was central to French nation-building and its emergence as a superpower -- to Niall Ferguson'sCivilization (2012) -- which chronicles Japan's disorienting and oppressive process of modernization under the Meiji Restoration that nevertheless secured the Asian nation's independence and dignity -- one is confronted with the uncomfortable truth that nation-building, especially in the 18th and 19th centuries, was an intrinsically violent process that sought to shift individuals' loyalty from their families and tribes to, in the words of Benedict Anderson, an "imagined community" called nation.
The brutal assassination of Luna by his fellow revolutionaries, who saw arrogance more than merit and prioritized personal vengeance above national independence, serves as a cautionary tale -- a reminder of how the Philippines' greatest enemy was (and is) not external predators, but instead internal divisions and narrow loyalties, which have stunted its nation-building quest to this date.
Follow Richard Javad Heydarian on Twitter:www.twitter.com/Richeydarian
 
Giới thiệu phim Heneral Luna

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét