Những hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp.
Trái Đất của chúng ta luôn tạo ra những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ, và cũng rất hùng vĩ, mà hành tinh xanh của chúng ta luôn tồn tại nhiều thứ “không thể tin nổi !”.Sét hình thành trên miệng núi lửa, mà nguyên nhân là hiện tượng tĩnh điện gây ra.
Vỏ của một loài Bạch đàn ở Bắc Bán cầu có thể đổi màu tùy thời điểm.
Những vòng tròn khổng lồ ở Namibia. Theo các cư dân bản xứ, nó được cho là do các vị Thần tạo ra, nhưng Khoa học lại nói rằng: tác giả của hiện tượng này là mối cát.
“Sóng phát quang” được tìm thấy ở “Thiên đường” Maldives. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do một loại tảo biển có tên hytoplankton.
Trên đảo Christmas, những con cua đỏ bò ra đường khiến nhiều người ngạc nhiên. Được biết, mỗi năm sẽ có một vài lần chúng tràn ra đường như thế này.
Hiện tượng vòi rồng khiến nhiều người kinh sợ.
Hiện tượng "Northern Lights" (cực quang) được gây ra bởi các hạt tích điện từ tia vũ trụ.
Vòng tròn bí ẩn ở Nhật Bản được tạo ra từ cá Nóc – một loài cá cực độc.
Hiện tượng nhật thực toàn phần.
Những viên đá “biết đi” trong Death Valley của Mỹ.
Cầu vồng, điều chúng ta vẫn thấy sau những cơn mưa dông. Đây là hiện tượng được hình thành do sự khúc xạ, phản xạ, và tán sắc của những giọt nước.
Băng tuyết khổng lồ dạng chông - một hiện tượng khá hiếm thấy.
Hiện tượng này gọi là lỗ Fallstreak (lỗ mây), được hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng, nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm. Khi một phần đám mây bắt đầu đóng băng, nó sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền khiến hơi nước xung quanh cũng đóng băng và rơi xuống. Hiện tượng này gây ra một cái lỗ, thường là hình tròn, trong đám mây.
Những viên đá vuông được hình thành tự nhiên bởi dung nham tại Bắc Ireland.
Khi vòi rồng gặp cháy rừng sẽ tạo nên một cột lửa khổng lồ cực kỳ nguy hiểm.
Hiện tượng hoa băng hình thành trên hồ, hay đại dương lạnh, khi nhiệt độ không khí và nước biển chênh lệch lớn.
Hố ngầm bí ẩn ở ngoài khơi bờ biển Belize.
Đây là hiện tượng Hessdalen Light diễn ra khoảng 10 – 20 năm một lần ở thung lũng cùng tên của Na Uy. Vẫn chưa ai có thể giải thích cặn kẽ được điều này.
Sương mù tạo thành một khung cảnh hùng vĩ ở Manannan.
Hòn đá lớn mắc kẹt giữa vách núi ở Na Uy.
Hiện tượng “nón mây” hình thành ở nhiều dãy núi trên thế giới.
Những đám mây hình ống kéo dài hàng cây số tại Úc.
Hiện tượng hoàng hôn đỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét