Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Miền Ðông nước Úc


Miền Ðông nước Úc (kỳ 1) 
Friday, July 31, 2015 6:01:39 PM 





Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel
Trong “năm châu bốn biển” của trái đất, Úc Châu là châu lục bé nhất trong năm châu (bốn châu lục kia là Á Châu, Mỹ Châu, Phi Châu, Âu Châu). Diện tích Úc Châu chỉ độ khoảng gần 7.7 triệu cây số vuông và châu lục này nằm sống đơn côi ở một góc phía Nam Bán Cầu giữa hai đại dương Pacific và India. Ðặc biệt hơn cả, chỉ có một đất nước duy nhất hiện diện trên lục địa Úc Châu. Ðó là Australia hay còn được người Việt biết qua tên gọi Úc Ðại Lợi hay nôm na Nước Úc. Những thành phố lớn của xứ Úc hầu như được tập trung về phía đông và đông nam của nước Úc như Sydney, Canbera, Melbourne, Brisbane. Lớn nhất và hiện đại nhất phải kể đến thành phố Sydney. Và bây giờ, chúng ta “lần theo dấu tích người xưa” đến Sydney.


Bản đồ Australia (Úc) và New Zealand. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Úc Châu không phải do người Anh tìm ra. Nhưng vào khoảng năm 1770, Nhà hàng hải người Anh nổi tiếng là Captain James Cook đã tìm đến đây, sau đó Vua George III của Vương quốc Anh tuyên bố phần đất mới này nằm trong lãnh thổ thuộc địa của đế quốc Anh. Thay vì đế quốc Anh cho di dân đến vùng đất mới này, người ta lại đưa bảy trăm năm mươi (750) tội phạm tù nhân bên mẫu quốc đến nơi đây như là một hình thức lưu đày biệt xứ. Ngày 26 tháng 1 năm 1788, các chiếc thuyền chở tù nhân cặp bến Sydney Cove, nơi có các nhà tù chờ đợi giam giữ họ. Thành phố Sydney được xem ra đời từ ngày đó và ngày các con thuyền cặp bến Sydney Cove (Jan. 26, 1788) sau này được người dân Australia chọn là ngày Quốc Khánh.
Ðầu thế kỷ 20 chiến tranh thế giới WWI xảy ra, để thể hiện sự trung thành với mẫu quốc hơn 330,000 quân lính Úc và New Zealand đã chịu lệnh của mẫu quốc tham gia vào các trận đánh trong Thế Chiến Thứ I. Nhưng một trận chiến lịch sử đã để lại đau thương nhất cho quân Úc và New Zealand là trận đánh lịch sử trên ngọn đồi Gallipoli bên Thổ Nhĩ Kỳ. Họ có nhiệm vụ phải tiến qua eo biển Dardanelles (bên trên là ngọn đồi Gallipoli) để bắt tay với quân Nga nhằm đánh bại đội quân Hồi Giáo của đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, quân Úc-New Zealand đã thất bại trong chiến dịch này trước sự bình tĩnh và gan dạ của một viên đại tá Thổ Nhĩ Kỳ (Mustafa Kemal Ataturk). Họ không vượt qua khỏi eo biển Dardanelles và phải trả một giá rất đắt về sự tổn thất binh lính. Nhưng cũng nhờ trận đánh này mà thế giới có một cái nhìn khác về sự can trường của những người lính Australian và New Zealand. Ðồng thời sự thất trận cũng cho phép người dân hai xứ Australia-New Zealand nhìn lại quyền sống và quyền quyết định của họ. Từ đó, sự tự trị của Australia và New Zealand dần dần được tách ra khỏi mẫu quốc Vương quốc Anh cho đến ngày nay.

Sydney Habour Bridge và Sydney Opera House nhìn từ hướng North Sydney. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Cũng kể từ sau thời điểm đen tối đó, thành phố Sydney nói riêng và nước Úc nói chung liên tục phát triển vào thế kỷ 20. Cây cầu Sydney Habour Bridge được hoàn thành vào năm 1932, Sydney Opera House hoàn thành năm 1973. Các kiến trúc này được công nhận là Di sản thế giới UNESCO năm 2007 và trở thành biểu tượng tuyệt tác cho thành phố Sydney.
Miền Ðông của Australia được xem như là vùng tập trung dân cư đông nhất của Úc. Brisbane-Sydney-Melbourne là ba thành phố lớn nằm dọc theo bờ biển phía Ðông của Úc. Mỗi thành phố đều là thủ phủ của tiểu bang nơi đó như Brisbane là thủ phủ của tiểu bang Queensland, Sydney là thủ phủ của New South Wales, và Melbourne là thủ phủ của tiểu bang Victoria. Riêng Canbera là thủ đô của Australia, nhưng lại không nằm dọc theo bờ biển. Trong số 24 triệu dân của toàn nước Úc thì thành phố Brisbane có khoảng 2.3 triệu dân, Melbourne khoảng 4.5 triệu, Sydney khoảng 5 triệu, thủ đô Canbera khoảng bốn trăm ngàn dân. Chỉ riêng bốn thành phố này cũng đã chiếm đến hơn một nửa dân số của toàn nước. Ðiều này chứng minh cho sự phồn thịnh của các thành phố miền Ðông Úc.
Sydney được xem như là trung tâm tài chính lớn nhất của nước Úc và cũng là thành phố mang tính biểu tượng cho nước Úc hiện đại. Với những tòa nhà building cao, cộng lẫn các công trình kiến trúc đặc biệt như Sydney Tower, Sydney Opera House, Sydney Habour Bridge, St. James Cathedral trong Hyde Park, Darling Habour, Circular Quay, The Art Gallery of New South Wales đều là những địa danh mà du khách ghé đến thưởng ngoạn.


Bản đồ Sydney City. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Tuy nhiên, phần lớn du khách đến Sydney đều chú tâm vào “nhà hát con sò” và “cây cầu cảng Sydney” hơn là các thắng cảnh khác, có lẽ vì các kiến trúc này nổi tiếng quá, lấn át hẳn đi các vẻ đẹp của các phong cảnh khác. Người ta hay gọi Sydney Opera House là “Nhà hát con sò Sydney” có lẽ chỉ vì khi nhìn phớt qua, người ta thấy “hình dáng ngôi nhà hát” này có kiến trúc trông giống như “vỏ con sò.” Nhưng thực sự điều này không đúng. Sydney Opera House được thiết kế theo hình những cánh buồm đang ra khơi chứ không phải hình dáng vỏ-sò. Nếu bạn có dịp đứng từ xa nhìn về mũi đất nơi Opera House tọa lạc, thì bạn mới cảm nhận được đó là những cánh buồm đan xen kẽ nhau và đang căng gió ra khơi. Càng đến gần các building “cánh buồm” này bạn mới thấy sự thoáng đạt và kiến trúc to lớn của nó. Nơi đây có nhiều building được xây cất riêng biệt để có thể trình diễn các thể loại nghệ thuật khác nhau như các tòa nhà Opera Australia, The Australia ballet, Sydney Theatre Company, và Sydney Symphony Orchestra. Chung quanh Opera House là một khu quảng trường khá rộng dành cho du khách và những cặp tình nhân đứng đây ngắm cảnh cầu Habour Bridge và khu North Sydney bên kia cầu.
Ðây cũng là nơi mà người dân Sydney đổ dồn về đây để ngắm bắn pháo bông nổi tiếng trên thế giới vào đêm giao thừa cuối năm. Ánh sáng pháo bông rực rỡ chiếu sáng rực cả không gian vùng biển bao bọc Sydney Opera House, Habour Bridge và North Sydney. Bên dưới khu building Opera House là những quán café & restaurants rất thơ mộng bên bến Sydney Cove nơi mà hơn 200 năm trước, 750 tội phạm bị đày ải biệt xứ đến vùng đất xa tít “phía Nam trái đất” (Australis còn có nghĩa là phía Nam). Ðời sống con người qua từng mốc thời gian đã thăng tiến không ngừng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp đời sống nhân loại thăng tiến quá nhanh, làm thay đổi hoàn toàn không gian sinh hoạt con người trong một thời gian ngắn. Có ai lường được phần đất tù đày của 200 năm trước trở thành một vùng đất đắt hơn trị giá kim cương ở vào thế kỷ này.


Sydney Opera House và một góc cạnh Sydney Cove. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Riêng tôi, tôi thích nhất không gian của Sydney được ngắm nhìn từ điểm Mrs Macquaries Point. Bạn có thể tìm đến ngồi bên chiếc ghế đá và mường tượng vào cái thuở ngày xưa, cuối thế kỷ 18, bà Elizabeth Macquaries vợ Thống Ðốc Macquaries, hay đi dạo đến đây ngồi nghỉ, bà hay nhìn qua biển để nhớ về quê hương của bà cách xa nửa vòng trái đất. Bà Macquaries làm tôi chợt nhớ đến Hoàng Hậu Marie de Medici, vợ vua Pháp Henry Ðệ Tứ, đã cho xây cả khu vườn và dinh thự Luxembourg để bà ngồi ngắm và nhớ về quê hương Florence của bà. Tôi cũng nhớ đến điển tích Lý Bạch cúi đầu nhớ quê hương mỗi khi nhà thơ ngồi ngắm trăng sáng “Cử đầu vọng minh nguyệt. Ðê đầu tư cố hương/Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương.” Mrs Macquaries Point cho tôi thoáng chút bùi ngùi nhớ lại ba chữ “vọng cố hương” giữa lòng phố thị Sydney. Có dịp lang thang nhiều nơi góc ngách trên thế giới, nhưng lòng “hoài vọng cố hương “ vẫn luôn là một tâm tư khó phai nhạt trong lòng con người.
Sau Opera House và Habour Bridge, bạn nên làm một chuyến du ngoạn bằng thuyền trên Port Jackson để ngắm Sydney từ ngoài cửa biển. Thuyền khởi hành từ Circular Quay đưa bạn đi một vòng ngắm nhìn thưởng ngoạn không gian thoáng rộng của thắng cảnh Sydney. Ðây là một hình ảnh rất đẹp ghi nhớ mãi trong tâm tư du khách. Thuyền sẽ đi qua các cảnh đẹp như Mrs Macquaries, Opera House, êm đềm chạy qua dưới chân cầu Habour Bridge và lượn vòng qua Millers Point. Thuyền ngừng lại cho bạn xuống bến Darling Habour, một bến cảng sầm uất nhộn nhịp với các cửa hàng shopping. Sydney Tower và China Town cũng không cách xa Darling Habour bao nhiêu. Bạn có thể thả bộ đến Sydney Tower, lên thang máy và tìm một chỗ khuất trong nhà hàng tự quay 360 độ, nhâm nhi một ly cafe để thưởng ngoạn toàn cảnh thành phố Sydney dưới chân. Nếu bạn đã chán độ cao, chán ngấy hương vị café, bạn hãy đến công viên Hyde Park cách đó vài phút đi bộ nằm dài người trên cỏ nhắm mắt dưỡng thần. Hay bạn có thể bước vào ngôi thánh đường St. James tìm sự tĩnh lặng cho tâm tư mình.


Koala, một loại thú đặc biệt của xứ Úc và New Zealand. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Buổi tối nếu bạn thèm hương vị một tô phở hay một tô bún bò Huế 100% “made in Việt Nam,” đề nghị bạn nên thả bộ trên con phố George St., thế nào bạn cũng tìm thấy được hương vị món ăn bạn thèm.
Chỉ chừng ấy điểm trong thành phố Sydney cũng đã ngốn hết thời gian hai ngày của bạn ở Sydney. Nhưng Sydney đâu phải chỉ có thế, bạn còn phải đến dạo Bondi Beach, một bãi biển cát trắng vàng chỉ dài hơn 1km nhưng rất nhộn nhịp nổi tiếng về tắm nắng và lướt sóng của các người trẻ.
Và tôi cũng chưa có dịp nói với bạn về thắng cảnh “Blue Mountain” và “Jenolan Caves” ở trong công viên quốc gia Blue Mountain National Park. Hy vọng tôi sẽ có dịp viết về Blue Mountain. Thắng cảnh này cũng tiêu phí thêm một ngày của bạn ở Sydney. Nếu ai nói với bạn Sydney không có gì xem thì quả là thật lạ!


Miền Ðông nước Úc (kỳ 2) 
Friday, August 7, 2015 5:49:45 PM 




Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel
Miền Ðông Nam Úc Châu có một vùng đất bị biển khoét trũng vào trong đất liền, vùng này được bàn tay tạo hóa uốn nắn, tạc khắc ra tạo thành một vùng vịnh biển khá lớn mà không ai biết đến từ các thế kỷ trước. Mãi cho đến cuối thế kỷ 18, các nhà hàng hải người Anh mới lần lượt thám hiểm đến đây, lập ra các cảng biển thuộc địa cho vương triều Anh Quốc. Năm 1802 Vịnh Port Phillip được hình thành và năm 1835 một ngôi làng nhỏ được xây dựng ở trên phía Bắc Vịnh biển này. Vượt qua thời gian, ngôi làng nhỏ bé ngày xưa mau chóng được phát triển trở thành phố lớn thứ hai của nước Úc ngày nay. Ðó chính là thành phố Melburne.


Bản đồ Port Phillip Bay và Greater Melbourne. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Melbourne đã từng là thủ đô của nước Úc trong suốt 26 năm, từ năm 1901 đến 1927, trước khi thủ đô Úc được chuyển về một thành phố mới Canbera. Trong khoảng từ đầu năm 2000 đến nay, thành phố Melbourne đã phát triển nhanh chóng làm thay đổi hẳn bộ mặt của khu vực trung tâm khiến cho những người đã xa thành phố này khá lâu không khỏi ngỡ ngàng khi trở lại đây. Từ các kiến trúc building cao ngất ngưởng dọc theo con sông Yarra cho đến số lượng người dân đều gia tăng đã tạo thêm nhiều luồng sinh khí mới cho thành phố.
Yarra River là con sông phát xuất từ phía Ðông, chảy qua Melbourne và chia thành phố thành các khu vực khác nhau như Center Melbourne, Southbank, Docklands, Richmond. Ðặc biệt con sông này là ranh giới giữa khu vực trung tâm thành phố và South Melbourne. Con phố đi bộ Swanston Street được xem là con đường huyết mạch của trung tâm Melbourne, bao gồm các kiến trúc di tích cổ của thành phố như nhà ga chính Flinders Street Station, nhà thờ St. Paul, The State Library. Bạn có thể thả bộ dọc theo con đường Swanston Street để cảm nhận nét sinh hoạt sầm uất của một khu phố “nửa già nửa trẻ.” Tôi gọi con phố thị này như thế chỉ vì phía bên này của Swanston St là những kiến trúc cổ kính, nhưng khi bạn bước qua phía bên kia Nhà ga Flinders Street Station (đến con sông Yarra) là một khu vực với kiến trúc hoàn toàn tươi trẻ hiện đại bên cạnh dòng sông Yarra, nơi tập trung những building Federation Square, shopping Center, Victorian Art Centers, National Gallery of Victoria, Eureka Skydeck 88, Convention Center. Hầu như các trung tâm sinh hoạt sầm uất của Melbourne đều qui tụ về khu vực này để du khách có thể đến đây thưởng ngoạn và giải trí. Bạn có thể tìm một quán ăn Á Châu bên khu phố cổ (Center Melbourne), sau đó bạn có thể ngồi nhâm nhi ly café bên khu phố mới (South Melbourne) hoặc bạn lưỡng lự “nửa chừng xuân,” không biết quyết định nhâm nhi cafe ở phố cổ hay phố mới! Thôi thì đề nghị bạn hãy chọn nhà ga Flinders Street, nhà ga nối liền giữa phố-cổ-phố-mới làm nơi hẹn hò ăn uống vậy!
Nhưng miền Ðông Nam nước Úc không phải chỉ có thành phố Melbourne. Chung quanh Melbourne còn có nhiều thắng cảnh cũng như các điểm văn hóa khác của nước Úc mà bạn không thể bỏ qua được.

Hình ảnh Penguin Parade tại Phillip Island. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Phillip Island cách xa Melburne khoảng 140km về phía Ðông Nam, đây là một đảo nhỏ nằm tách rời khỏi phần đất liền. Có lẽ du khách sẽ rất ít người biết đến Phillip Island nếu không nhờ vào sự sinh hoạt của giống chim cánh cụt Penguin hiện diện trên hòn đảo. Người ta gọi loại chim này là Phillip Island Penguin và tạo ra một “show” Penguin Parade để khách du ngoạn đến xem. Ðây là tên của một chương trình địa phương, tạo cho du khách cơ hội đến xem đời sống sinh hoạt của loài chim cánh cụt của Úc mỗi khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Loại Penguin của Úc có tên khoa học là Eudyptula minor và là loại chim cánh cụt nhỏ nhất trong các loại penguin, chúng chỉ cao chừng hơn một gang tay của người lớn. Có lẽ vì sự nhỏ bé dễ thương của chúng nên người ta còn đặt cho chúng một cái tên rất dễ thương khác “Fairy penguin.” Có nhiều loại penguin khác nhau ở khắp nơi trên trái đất mà chúng ta cần để ý phân biệt. Thí dụ như loại Penguin tại Nam cực (gọi là Adelie penguin) là loại tương đối cao lớn nhất, có thể cao từ 60cm-70cm. Một loại ở cực nam Chile - Argentina (còn được gọi là Magellanic penguin là loại trung bình, chỉ nhỏ hơn Adelie penguin một chút), nhưng thường cao gấp đôi loại Phillip Island penguin bên Úc. Còn tại châu lục Phi Châu, đến Cape Pennisular, bạn có dịp thấy loại Africa penguin, người ta còn gọi là “black-footed penguin” vì cái chân màu đen của chúng. Châu lục Phi châu kể cũng lạ, cái gì cũng đen! Có lẽ màu đen là màu có thể chống chỏi lại với cái hực nóng của đất trời chăng!
Tôi chưa có dịp nhìn thấy loại Adelie penguin ở Nam cực nên chưa dám kết luận về loại penguin này dễ thương như thế nào. Nhưng giữa các loại penguin chim cánh cụt kể trên, phải công nhận loại Phillip Island penguin của Úc rất dễ thương vì cái nhỏ nhắn của chúng. Người ta có gọi chúng là “Penguin Tiên” cũng không ngoa.
Người ta ước lượng có đến hơn bốn ngàn con penguin sống ở Phillip Island. Buổi sáng chúng thường thức dậy rất sớm, trước khi mặt trời lên là chúng đã rời tổ ấm đi xuống biển “thiền hành” tìm thực phẩm. Hành trình “thiền hành” của chúng thường là đi từ lúc mặt trời chưa lên và trở lại về tổ lúc mặt trời vừa xuống, con đường “thiền hành” của chúng thường bơi là khoảng 100km mỗi ngày. Buổi chiều khi hoàng hôn vừa khuất, du khách bắt đầu được vào cửa để xem parade. Vé bán có hai hạng, hạng VIP và hạng Economy. Mua vé hạng VIP du khách được ngồi gần bờ biển hơn và nhìn thẳng ra biển, hạng economy thì bị ngồi xa và nhìn xéo nghiêng ra biển. Tùy theo ý bạn vì tiền nào của đó. Ngoài ra, bạn cũng không được quay video và chụp hình ở đây.


Màn biểu diễn cắt lông cừu tại nông trại. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Khi trời vừa bắt đầu tối, bạn hãy nhướng mắt nhìn thật kỹ bờ biển trước mắt. Từng đàn chim Penguin lũ lượt kéo nhau về tổ. Chúng có thể đi từng đàn, nhưng cũng có thể có những con “lang thang” một mình vì lạc bầy hay vì chúng đi quá chậm hay chúng cố tình đi chậm để “chờ đợi” một ai đó trong bầy đàn của chúng. “Tổ ấm” của các con penguin được chúng đào chung quanh các cồn cát hay trong các hang đất không quá xa bờ biển. Tôi chợt đoán con penguin nào “có đầu óc lãnh đạo” hay có “vóc dáng to lớn” hơn, khỏe mạnh hơn thì chúng sẽ nhanh chân ỷ mạnh chọn được các “căn hộ” gần biển hơn.
Ðứng quan sát sinh hoạt của loài chim cánh cụt, tôi mới nhận ra rằng chúng rất thông minh và giỏi. Chúng hình như không đi “nhầm” nhà bao giờ cả (nếu chúng có nhầm thì sẽ bị một chàng nào đó trong nhà xông ra đuổi ngay). Ðôi khi thấy chúng đứng trước một cửa hang nhìn vào trong suy nghĩ và lưỡng lự một chút rồi lại rảo bước đi vì chắc không đúng nhà của nó. Nhưng thú vị nhất nếu bạn có dịp quan sát cảnh thơ mộng tình tứ của một cặp penguin tán tỉnh nhau. Con penguin đực (?) luôn luôn đứng lại đợi người bạn gái của mình, gặp nhau chàng tỏ vẻ “ga lăng/gallant nịnh đầm” nàng hết cỡ. Phái mày râu đàn ông nếu nhìn cảnh “nịnh đầm” của các chàng penguin, chúng ta đành vái chào chịu thua chim penguin đực! Sau những phút “nịnh đầm”, chàng đưa “cánh chim cụt” của chàng và tìm cách đẩy nhẹ nàng vào trong hang ổ của mình. Nhưng chẳng bao giờ tôi thấy các nàng chiều ý các chàng ngay. Tôi không đủ thì giờ đứng quan sát xem bao lâu thì họ sẽ ưng ý nhau, nàng theo chàng vào “bưng” lập ổ. Thì ra giống đực giống cái loài sinh vật nào cũng giống nhau về cách “nịnh đầm.”
Một thắng cảnh khác ngoài Melbourne mà du khách không thể quên được là Great Ocean Road “Con Ðường Ðại Dương Vĩ Ðại.” Ðây là một thắng cảnh thiên nhiên được khai phá thêm bằng bàn tay con người đã biến nơi đây thành một điểm du lịch nổi tiếng của Úc Châu nằm về phía Tây Nam của Melbourne. Tôi đã có dịp viết về Great Ocean Road trong một bài riêng biệt. Great Ocean Road ra đời nhằm để tưởng nhớ ghi ơn những chiến binh Úc đã nằm xuống và tạo ra công việc làm cho hơn ba ngàn cựu chiến binh khác. Họ đã xây dựng Great Ocean Road bằng những dụng cụ hết sức thô sơ trong suốt 10 năm trời từ tháng Ba năm 1922 đến tháng 11 năm 1932.


Hình ảnh còn và mất của “Twelves Apostles” tại Great Ocean Road. (Hình postcard)

Great Ocean Road khởi đầu từ phố biển Torquay đến mãi tận thành phố Allansfort. Ðoạn đường dài đến 243km. Thông thường du khách không đi hết đoạn đường 243km này, nhưng cũng đã là quá đủ để thưởng ngoạn các phong cảnh đẹp của Great Ocean Road như địa danh Twelve Apostles, Loch Ard Gorgle. Thế giới ngày nay lo trau chuốt bề ngoài, xây những building đền đài cao đẹp nhằm hấp dẫn du khách. Nhưng thắng cảnh đẹp mà không có tình người thì ý nghĩa cũng chỉ là vật chất mà không có ý nghĩa tâm linh. Great Ocean Road được gọi là Con Ðường Ðại Dương Vĩ Ðại mà cái vĩ đại nhất của nó là có cả hai, thiên nhiên đẹp và tình người.
Sự sụp đổ của các tảng đá trong khu vực Twelve Apostles, Loch Ard Gorgle, hay London Bridge càng làm tôi thêm sự tò mò suy tư của trí óc và chiêm nghiệm về lẽ vô thường trong triết lý Phật giáo. Great Ocean Road không hẳn chỉ là một thắng cảnh mà còn là ngôi trường đời dạy cho tôi bài học “vô thường” cái còn cái mất không báo trước ở thế gian này.
Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên, kỹ nghệ chăn nuôi cừu là một trong những cột kinh tế quan trọng của xứ Úc. Kỹ nghệ này không những chỉ cung cấp thịt cừu cho nhân loại mà lông cừu cũng rất quan trọng trong kỹ nghệ len của Úc cung cấp cho thế giới. Bạn nên ghé thăm một nông trại chăn nuôi nào đó quanh Melbourne để có dịp biết sơ qua về đời sống nông trại chăn nuôi ở Úc. Có đến đây, chúng ta mới biết có nhiều loại cừu khác nhau, được kể như sau Peppin Merino, Spanish Merino, South Australia Merino, Saxon Merino. Trong số đó, bộ lông của Australia Merino được cho là lông cừu tốt nhất trong kỹ nghệ áo quần. Tuy nhiên, Peppin và Spainish Merino lại có thể cho ra 10kg lông cừu mỗi năm, một số lượng rất lớn cho kỹ nghệ lông cừu. Dĩ nhiên phần giá trị của chúng được sắp xếp qua các loại giá cả quần áo khác nhau.


Hình ảnh còn và mất của “London Bridge” tại Great Ocean Road. (Hình postcard)

Chúng ta không phải ghé qua một lò sát sinh cừu để xem họ làm thịt, nhưng chúng ta có dịp đến các nông trại Úc để xem màn biểu diễn cắt lông cừu để làm thành len. Tôi đã có dịp xem nhiều người cắt lông cừu khác nhau nên mới biết nghề cắt lông cừu quả thực không dễ dàng chút nào. Người cắt giỏi thì chỉ trong vòng 5 phút là “hoàn thành nhiệm vụ” và có thể lấy ra bộ lông cừu còn nguyên vẹn rời khỏi con vật. Người cắt “yếu tay nghề” thì cắt vừa lâu vừa làm bộ lông cừu rơi rớt ra nhiều mảnh. Cắt lông cừu cũng là một điểm văn hóa trong một xứ “dân số” cừu còn nhiều hơn “dân số” người. Bạn có biết xứ Úc có 74 triệu con cừu và dân số Úc chỉ chừng 24 triệu!
Chỉ chừng đó thôi! Melbourne cũng đã cho tôi những kỷ niệm không quên.



ATNT Tours xin giới thiệu các chương trình du lịch 2015

1. Escorted tour: Ðảo quốc Cuba (Arts - Culture - History)
Havana - Soroa - Vinales - Varadero - Trinidad - Cienfuegos
Tours: Sep. 23 - Oct. 02, 2015

2. Escorted tour Chile (du ngoạn thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của đất nước Chile)
Hoang mạc Atacama - Thủ đô Santiago - cực nam Southern Patagonia
Thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của miền hoang mạc Atacama & cực nam Southern Patagonia và thủ đô Santiago của Chile.
Tour: Dec. 01 - 13, 2015

3. Escorted tour South Africa's Wildlife (Nam Phi Safari)
Johannesburg - Mpumalanga - Kruger National Park - Cape Town - Stellenbosch - Victoria Falls
Tours: Sep. 14 - Sep. 28, 2015 & Dec. 04 - Dec. 18, 2015

4. Escorted our South America Luxury: Brazil - Argentina - Peru -Ecuador
Rio De Janeitro - Brazil Iguassu Falls - Argentina Iguassu Falls - Buenos Aires - Lima - Cusco - Sacred Valley - Machu Picchu - Quito
Tour: Oct. 03 - Oct. 19, 2015

5. Escorted Tour FIJI Island - Tân Tây Lan - Úc (15 ngày)
Fiji Island- Auckland -Bay of Islands -Melbourne - Phillip Island - Canberra-Sydney
Tour: Oct. 04 - 18, 2015*

Các tour Á Châu & Trung Ðông
6. Escorted tour: Ðài Loan - Nhật Bản Mùa Thu
Tour: Oct. 29 - Nov. 11, 2015

7. Escorted tour: Thailand - Lao - Myanmar - Vietnam* (Optional)
Yangon - Kyaiktiyo - Heho - Inle - BAGAN - Mandalay - Bangkok - Chiangmai - Chiang Rai - Tam Giác Vàng - Luang Prabang
Tour: Oct. 05 - Oct. 19, 2015

8. Escorted tour: Myanmar - Lao - Thailand - Cambodia - Vietnam*(Optional)
Tour: Nov. 06 - Nov. 22, 2015

9. Escorted tour: Thailand - Indonesia - Vietnam * (Optional)
 Tour: Sep. 17 - Sep. 29, 2015 Tour: Dec. 01 - Dec. 13, 2015

10. Escorted tour: Singapore - Malaysia - Indonesia
Tour: Sep. 07 - Sep. 19, 2015 Tour: Nov. 28 - Dec. 10, 2015

11. Escorted tour: Myanmar - Indonesia
Tour: Oct. 05 - Oct. 21, 2015

12. Escorted tour: Indonesia - Cambodia
Tour: Oct. 18 - Oct. 29, 2015

13. Escorted tour: Dubai - Jordan - Israel
Dubai - Amman- Jarash- Madaba- Mt. Nebo- Petra- Dead Sea (Jordan) - Sea of Galilee- Nazareth- Haifa- Jerusalem- Bethlehem- Dead Sea (Israel)- Jericho- Tel Aviv
Tour: Nov. 06 - Nov. 19, 2015

14. Escorted tour: Những nẻo đường Vietnam
 Hanoi - Halong bay - Hue - Hoian - Myson -Danang - Nhatrang - Dalat - Phanthiet - Saigon
 Tours: Sep. 09 - 22, 2015 & Oct. 12 - 25, 2015 & Nov. 07 - 19, 2015

15. Escorted Tour: Mỹ Tho - Cần Thơ - Phú Quốc - Siem Reap
Tours: Sep. 29 - Oct. 09, 2015 & Oct. 27 - Nov. 06, 2015 & Nov. 07 - 17, 2015

16. Escorted tour: Cao Nguyên Vietnam
Sài Gòn - Ðà Lạt - Buôn Mê Thuột - Pleiku - Kontum - Nha Trang - Phan Thiết
 Tours: Sep. 18 - 26, 2015 & Oct. 18 - 26, 2015 & Nov. 18 - 26, 2015

USA - Canada Tours
Escorted Bus Tour: Las Vegas - Valley Of Fire - Zion National Park - Hoover Dam (3 ngày 2 đêm)
Tours: 19 - 21 July, 2015 & 23 - 25 Aug., 2015 & 28 - 30 Sep., 2015 & 18 - 20 Oct., 2015

Tour: Seattle - Vancouver - Victoria (4 ngày)
Tour 2: Aug. 29 - Sep. 01, 2015

Tour: Niagara Falls - Toronto - Thousand Island - Ottawa - Montreal - New York (6 ngày)
Tour 2: Sep. 01 - 06, 2015 

Tour: Zion Park - Arches National Park - Yellowstone National Park (6 day Bus tour)
Tour 3: Sep. 12 - Sep. 17, 2015

Tour: Yellowstone National Park - Mt. Rushmore (6 day Air tour)
Tour 4: Aug. 18 - Aug. 23, 2015

Tour: New England Mùa Thu Lá Vàng
Niagara Falls - Toronto - Thousand Island - Ottawa - Montreal - Quebec - Boston - New York (8 ngày)
Tour: Oct. 23 - 30, 2015

Xin liên lạc ATNT TOURS
9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708.
Tel: (714) 841-2868 / (888) 811-8988.
Website: 
www.atnttravel.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét