Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Chuyến bay chở Giáo hoàng có những điều gì bí mật?

Chuyến bay chở Giáo hoàng có những điều gì bí mật?
Click image for larger version Name: 0000  (1).jpg Views: 0 Size: 47.4 KB ID: 811661   Click image for larger version Name: 0000  (2).jpg Views: 0 Size: 59.1 KB ID: 811662  

Vietbf.com -
Những điều ít ai biết về trong các chuyến bay chở Giáo hoàng, vì không sở hữu phi cơ riêng mà chỉ sử dụng máy bay thương mại, khoảng 70 phóng viên và 30 người trong đoàn tùy tùng sẽ đi cùng phi cơ với Giáo hoàng trong chuyến công du. Mỗi Giáo hoàng có một cách riêng để trò chuyện với các nhà báo, và tham khảo những điều ít biết về chuyến bay chở Giáo hoàng sau đây.

Khi phi cơ chở Giáo hoàng Francis tới thủ đô Washington DC gần căn cứ không quân Andrews ngày 22/9, nhiều bài báo xuất hiện với tiêu đề như "Không lực 1 của Tòa thánh (Shepherd One) đang trên đường đến Mỹ", "Chuyên cơ số một của Đức Giáo hoàng hạ cánh" hay "Giáo hoàng bước xuống từ phi cơ Shepherd One".

Các câu từ này có thể khiến nhiều người hiểu lầm về chuyến bay chở Giáo hoàng.

Phi cơ không mang tên Shepherd One

Shepherd One hay Không lực 1 của Tòa thánh là cách mà người dân và truyền thông Mỹ gọi phi cơ chở Giáo hoàng. Tuy nhiên, máy bay không có tên.

Đức Thánh cha thường sử dụng phi cơ AZ4000 của hãng hàng không Alitalia trong những chuyến thăm nước ngoài. Người Italy gọi nó là "volo papale" hay "chuyến bay của Giáo hoàng".

Giáo hoàng không sở hữu máy bay riêng

Tên gọi Shepherd One như ngầm khẳng định rằng Giáo hoàng sở hữu phi cơ riêng và thuật ngữ "máy bay của Giáo hoàng" cũng không chính xác.

Vantican luôn thuê máy bay cho chuyến công du dài ngày của Đức Thánh cha và mỗi lần một máy bay khác nhau. Đây là những phi cơ thương mại thông thường.

Một ngày trước chuyến bay đặc biệt, máy bay vẫn chở khách từ Rome, Italy, tới London, Anh. Khi chuyến công du kết thúc, nó lại trở về với nhiệm vụ chở khách thường ngày.

Thông thường, Giáo hoàng sử dụng phi cơ của hãng hàng không Alitalia của Italy để tới đất nước công du và dùng phi cơ của nước sở tại cho chuyến bay về.

Trong chuyến thăm lần này, Giáo hoàng Francis bay đến Washington bằng phi cơ của Alitalia và sau đó sẽ quay về trên chuyến bay của American Airlines.

Không giống Không lực 1 của tổng thống Mỹ

Nhiều người cho rằng, máy bay chở Giáo hoàng có thiết kế tương tự với chuyên cơ Air Force One chở tổng thống Mỹ, bao gồm phòng họp bàn tròn, phòng nghỉ tổng thống, đường dây nóng, phòng liên lạc tín hiệu vệ tinh.

Thực tế, phi cơ chở Giáo hoàng là một máy bay phản lực thương mại thông thường. Điều đặc biệt duy nhất là Đức Thánh cha luôn ngồi ở hàng ghế đầu tiên của khoang thương gia.

Nhiều năm trước, các hãng hàng không thường bỏ vài hàng ghế đầu ở khoang thương gia và thay vào đó một chiếc giường cho Giáo hoàng.

Ngày nay, hầu hết các ghế ngồi hạng nhất đều có thể chuyển thành giường nên các hãng không cần thay đổi thiết kế của phi cơ.

Gặp gỡ báo chí

Giáo hoàng Benedict XVI phát biểu trước các phóng viên trên chuyến bay của Alitalia trước khi hạ cánh xuống sân bay Tegel ở Berlin tháng 6/2011. Ảnh: AFP

Khoảng 70 phóng viên và 30 người trong đoàn tùy tùng sẽ đi cùng phi cơ với Giáo hoàng trong chuyến công du. Mỗi Giáo hoàng có một cách riêng để trò chuyện với các nhà báo.

Những năm đầu là người lãnh đạo Tòa thánh, Giáo hoàng John Paul II thường đi về phía khoang phổ thông để trò chuyện với các phóng viên bằng nhiều thứ tiếng.

Ông nói tiếng Ý vài phút rồi chuyển qua tiếng Anh. Khi sức khỏe yếu, ông mời nhà báo tới ngồi cạnh và chào từng người.

Với Giáo hoàng Benedict XVI, ông thường tổ chức một cuộc họp báo trước mỗi chuyến đi. Người phát ngôn của Vantican thu thập các câu hỏi qua máy tính trước 48 giờ và chọn ra một số câu để hỏi Giáo hoàng. Đôi khi, họ cho phép phóng viên hỏi trực tiếp.

Những nhà báo đi cùng buộc phải theo sát toàn bộ hành trình. Nếu ai đó quyết định quay về khi chuyến công du chưa kết thúc, họ sẽ không có cơ hội để bay cùng Giáo hoàng lần sau.

Theo Giám mục Sambi, Giáo hoàng không thể ở trên một chiếc máy bay ít người. Việc nhà báo bỏ về giữa chừng thể hiện chuyến công du gây thất vọng.

Giáo hoàng trong một cuộc họp báo với phóng viên trên máy bay. Ảnh: Reuters Chuyến bay về

Trước đây, hãng hàng không Alitalia thường chuẩn bị một túi quà lưu niệm dành cho các phóng viên đi cùng bao gồm rượu vang, nước hoa, thuốc lá và chocolate. Ngày nay, mỗi người sẽ nhận được một chiếc gối tựa đầu và triện của Giáo hoàng.

Các hãng hàng không hiếm có cơ hội chở người đứng đầu tòa thánh vì vậy họ rất sốt sắng. Khi Giáo hoàng quyết định đi máy bay của quốc gia sở tại về nước, các hãng thường cung cấp phi cơ lớn, thực phẩm và đồ uống hạng nhất.

Ở những chuyến bay về trước đây, các ký giả coi đó là thời gian thư giãn. Họ có thể trò chuyện, ăn uống, xem phim hay ngủ bù những ngày thức trắng. Tuy nhiên, mọi thứ hoàn toàn khác trên chuyến bay của Giáo hoàng Francis.

Cuộc họp báo sẽ diễn ra nửa giờ sau khi máy bay cất cánh. Ông nói bằng tiếng Ý trong khoảng một giờ. Vì vậy, các phóng viên khác phải ghi âm lại và dịch sang tiếng Anh.

Thời gian còn lại, ký giả chau chuốt bài báo để kịp giờ phát sóng khi phi cơ hạ cánh nên họ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.







 

Moi bam vao

   Một chút lịch sử về các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Các Đức Giáo Hoàng

Thursday, 24 September 2015 

Arlington Catholic Herald: Lịch sử về các chuyến viếng thăm của các giáo hoàng tại Hoa Kỳ có nhiều sự ngạc nhiên. Và ngạc nhiên đầu tiên là Chân Phước Phaolô VI không phải là vị giáo hoàng đầu tiên đã đặt chân lên lãnh thổ Hoa Kỳ, ngày 4 tháng 10, năm 1965, khi ngài đáp xuống phi trường quốc tế mới được khánh thành John F. Kennedy. Không phải như vậy, vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân lên đất Hoa kỳ là Chân Phước Piô IX vào năm 1849.
Năm 1848, là năm tại Âu Châu có nhiều cuộc nổi lọan. Vào tháng 11 năm đó, Đức Thánh Cha Piô IX đã phải bỏ trốn Rôma và trú ẩn tại Gaeta, một thành phố hải cảng phía nam Naples. Một tháng sau, chiến hạm USS Constitution, “Old Ironside” đã hải hành sang Âu Châu để trương quốc kỳ Hoa Kỳ và bảo vệ quyền lợi của mình và các công dân Mỹ trong khi loan lạc. Sau khi ghé bến Tripoli, tại Lybia và Alexandria, Ai Cập, chiến hạm lớn này đã tiến vào lãnh hải nước Ý và đã cặp bến Gaeta vào tháng 8 năm 1849. Viên y sĩ chiến hạm đã mời Đức Thánh Cha Piô IX và Vua Ferrdinand II của Vương Quốc Siciles lên thăm tầu, nơi hai vị lãnh tụ này đã được đón tiếp nồng hậu theo đúng quân cách. Đức giáo hoàng đã ban phép lành cho các thủy thủ Công Giáo đang sắp hàng trên boong tầu, và ngài được hạm trưởng đón tiếp trong phòng khách chiến hạm, và được chiến hạm bắn 21 phát súng đại bác chào theo nghi thức của một vị nguyên thủ quốc gia. Sau đó chính ngài đã tặng cho các thủy thủ Công Giáo trên tầu các chuỗi hạt Mân Côi và tặng vị hạm trưởng John Gwinn, một huy chương có hình Đức Giáo Hoàng với huy hiệu trên khiên. Xin nhắc là một chiến hạm chính là lãnh thổ của một quốc gia có quốc kỳ được treo sau lái.
Chuyến tông du Hoa Kỳ đầu tiên của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người Ba Lan, cũng là một sự ngạc nhiên đối với ngài. Trước đó ngài đã đến thăm nước Mỹ hai lần, nhưng có rất ít cơ hội tiếp xúc với đời sống của người Công Giáo tại đây. Điều này thay đổi hoàn toàn vào tháng 10, năm 1979, khi có sự thay đổi toàn diện – từ những tiếng hoan hô vang dội của các thanh thiếu niên tại Madison Square Garden đến những nông dân thuộc tiểu bang Iowa sốt sắng tụ tập chung quanh ngài trong một ruộng bắp – chứng tỏ sự năng động của đời sống Công Giáo Hoa Kỳ. Nước Mỹ dường như không mang một hình ảnh giống như miền Tây Âu: nơi tôn giáo suy đồi, nơi người dân không cảm thấy tội lỗi về về lối sống trần tục quá khích.
Và còn ngạc nhiên hơn nữa, ai có thể ngờ năm 1945, một cựu tù binh người Đức, Joseph Aloisius Ratzinger, đã từng bị quân lực Hoa Kỳ giam giữ một thời gian sau khi chính thể Đức Quốc Xã sụp đổ, lại được tổng thống Hoa kỳ đón chào như một giáo hoàng tại công viên phía nam của Toà Bạch Ốc, với dàn quân nhạc của Bộ Binh Hoa Kỳ? Hay chính vị giáo hoàng này, từ lâu bị giới truyền thông Hoa kỳ coi là cải cách và độc đóan, đã có một bài giảng hùng hồn trong Thánh Lễ tại nhà thờ chánh toà St. Patrick tại Nữu Ước, về sự cởi mở và quảng đại của giáo hội khi “được nhìn từ bên trong.”
Rất nhiều người ngạc nhiên về niềm vui và sự nồng ấm của Đức Thánh Cha Benedict XVI khi ngài viếng thăm Hoa Kỳ năm 2008; nhưng một vị giáo hoàng người Đức đã có thể cám ơn người Anh vì đã thắng trận trong Thế Chiến thứ hai, lại còn làm cho mọi người ngạc nhiên hơn mặc dù ngài xuất thân trong nền văn hóa Phát Xít đã bị lên án.
Các giáo hoàng khi đến Hoa Kỳ đã có những lời nói mạnh mẽ để thách đố và khuyến khích, và điều này đã được tái diễn với Đức Thánh Cha Phanxicô. Tuy nhiên, không giống các Đức Thánh Cha Phaolô VI, Gioan Phaolô II, và Benedict XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô đến Hoa Kỳ lần đầu tiên. Nơi đây ngài đã thấy một giáo hội, mặc dầu gặp nhiều khó khăn, vẫn là bằng chứng và biểu tượng của “Giáo Hội của ngài thường trực truyền giáo” trong thế giới đang phát triển. Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các con chiên Hoa Kỳ của ngài – và cũng thách đố chúng ta – hy vọng rằng ngài cũng bị thách đố, khuyến khích và phấn khởi bởi đức tin sống động của người công Giáo Hoa Kỳ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét