Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Nga trưng bày quả ‘bom vua hạt nhân’ tại Moscow - 08-2015

Nga trưng bày quả ‘bom vua hạt nhân’ tại Moscow

By on August 25, 2015
Ngày 23.8, Trung tâm hạt nhân liên bang ở thành phố Sarov đã vận chuyển một bản sao quả “bom vua hạt nhân” AN602 đến Trung tâm triển lãm Manezh ở Moscow, nơi quả bom này sẽ ra mắt công chúng từ ngày 1 - 26.9.2015 nhân kỷ niệm 70 năm ngày công nghiệp hạt nhân của Nga.
Nga trưng bày quả ‘bom vua hạt nhân’ tại Moscow
Quả bom vua (chỉ phần vỏ) được đưa đến trung tâm triển lãm Manezh ở Moscow ngày 23.8.2015 – Ảnh: RG
Theo trang tin RG (Nga) ngày 23.8, đây là bản sao của quả “bom vua hạt nhân” nổi tiếng được mệnh danh là Tsar Bomba, được Liên Xô cho nổ thử nghiệm ngày 30.10.1961 khiến thế giới phải bàng hoàng về sức công phá khủng khiếp của nó: 57 MT (megaton, tức tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp 3.600 lần quả bom nguyên tử Little Boy mà Mỹ ném xuống Hiroshima).
Thực ra Liên Xô có ý định thử nghiệm quả bom đến 100 MT, tuy nhiên quả bom AN602 tuy chỉ có sức công phá bằng hơn 50% dự định cũng đã chứng tỏ nó là vua của các loại bom.
Vụ thử nghiệm quả bom vua hạt nhân này diễn ra ngày 30.10.1961 ở khu vực bờ biển phía tây của vịnh Mityushikha, quần đảo Novaya Zemlya gần Bắc Cực thuộc Nga. Một oanh tạc cơ Tu-95B mang quả bom vua nặng 26 tấn này đã thả bom từ độ cao 10.500 m, có dù hãm tốc độ rơi để máy bay còn kịp bay thoát khỏi khu vực nổ bom.
Chỉ trong vòng 3 phút sau khi thả, quả bom phát nổ ở độ cao 3.700 – 4.500 m, hai máy bay tham gia thử nghiệm là chiếc Tu-95B và 1 chiếc Tu-16A kịp bay thoát khỏi nơi nổ bom ở khoảng cách 39 km với chiếc Tu-95B và 54 km (Tu-16A). Tuy nhiên sức nóng từ vụ nổ khiến lớp sơn phản quang trên thân 2 máy bay tan chảy, chiếc Tu-95 bị rơi tự do xuống gần 1 km trước khi phi công điều khiển được.
Quả bom tạo ra một quả cầu lửa chói loà có đường kính gần 8 km và một đám mây hình nấm cao 72 km, vào tận tầng bình lưu, gây ra chấn động mạnh 5 độ Richter. Ánh sáng của vụ nổ có thể nhìn thấy từ xa 1.000 km, các sóng xung kích từ vụ nổ đã lan đi vòng quanh trái đất ba lần, làm nứt cửa sổ của một số nhà cửa ở Na Uy và Phần Lan cách đó 900 km. Còn các tòa nhà tại thị trấn bị bỏ hoang Severny ở bãi thử nghiệm đều bị san bằng trong phạm vi 55 km.
Các máy móc đo đạc ghi nhận vụ nổ mạnh tương đương 51,5 – 57 MT (có tài liệu nói đến 58,6 MT).
1
Máy bay Tu-95 thả thử nghiệm quả “vua bom hạt nhân” tháng 10.1961 – Ảnh: tư liệu
2
Quả cầu lửa khổng lồ đường kính 8 km tạo ra từ vụ nổ quả bom vua của Liên Xô – Ảnh: Youtube
3
Nơi thử nghiệm quả bom vua của Liên Xô
Quả bom này là nằm trong dự án chế tạo bom hạt nhân giai đoạn 1954 – 1961, do Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Igor Kurchatov và Viện sĩ Andrei Sakharov chủ trì.
Việc cho nổ thử nghiệm quả bom này trước đó được Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó là Nikita Khrushchev thông báo tại ngày khai mạc Đại hội lần XXII Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 17.10.1961.
Quan sát buổi thử nghiệm quả bom vua này có nguyên soái Moskalenko – tổng chỉ huy lực lượng tên lửa – từ trên một máy bay Il-14. Khi vụ nổ xảy ra, sức chấn động của nó làm hư hại ion trong khí quyển, gây gián đoạn thông tin liên lạc vô tuyến của các máy bay lẫn tàu chiến. Nhưng ngay khi việc liên lạc được phục hồi, nguyên soái Moskalenko nhanh chóng gửi một bức điện đến Tổng bí thư Khrushchev: “Điện Kremlin, Moscow. Nikita Khrushchev. Cuộc thử nghiệm ở Novaya Zemlya đã thành công. Máy bay và tất cả những người tham gia thử nghiệm đã hoàn thành các nhiệm vụ. Chúng tôi đang quay về đại hội. Moskalenko, 30.10.1961”.
Ngày nay tại hai bảo tàng ở Sarov và Snezhinsk còn lưu giữ 2 quả bom vua này, tất nhiên là không có chất nổ và bộ phận điều khiển.
4
Lãnh tụ Liên Xô Nikita Khrushchev, năm 1959 từng tuyên bố với Richard Nixon (sau là tổng thống Mỹ) rằng: “Chúng tôi có các khả năng sẽ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng.
Chúng tôi sẽ cho bạn thấy quả bom vua”. Nay quả bom vua này được trưng bày trước công chúng từ 1 – 26.9.2015 ở Moscow – Ảnh: Truyền hình quân đội Nga
Báo RG giải thích rằng lý do trưng bày quả bom vua hạt nhân này sau khi đã kết thúc Chiến tranh lạnh là nhằm kỷ niệm 70 năm ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, và cũng để cho thế hệ hiện tại có thể sờ mó, ngắm nhìn quả bom “khủng” này để biết “vua bom” là có thật, không phải là chuyện hư cấu.
Xem quả bom vua hạt nhân được đưa đến trung tâm triển lãm Manezh ở Moscow ngày 22.8.2015 (Truyền hình quân đội Nga)


Cách Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ mà không cần tên lửa

By on August 25, 2015
Bài viết trên hãng tin Sputnik cho hay, Nga đã phát triển một hệ thống đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa các nhóm tác chiến tàu sân bay mà không cần đến tên lửa hay ngư lôi.
Cách Nga làm tê liệt tàu sân bay Mỹ mà không cần tên lửa
Xe gây nhiễu radar và tác chiến điện tử Krasukha-2 – Ảnh: Rostec
Theo tác giả bài viết, khái niệm tàu sân bay “không thể đánh chìm” sẽ sớm trở thành dĩ vãng vì một lý do hết sức đơn giản: Các máy bay mà nó mang theo sẽ bị vô hiệu hóa.
Trong một thời gian dài, tàu sân bay được coi là hệ thống vũ khí uy lực nhất và nguy hiểm nhất trên thế giới, chỉ đầu đạn hạt nhân mới có thể phá hủy được, tất nhiên là nếu nó may mắn xuyên qua được hàng rào phòng thủ tên lửa vô cùng vững chắc trên tàu.
Song giờ đây, điều này không còn đúng nữa.
Người ta không còn phải lo ngại về hệ thống phòng không hay phát động các cuộc tấn công bằng tên lửa và ngư lôi nhằm vào tàu sân bay.
Tất cả những gì cần làm là cắt đứt hệ thống liên lạc trên khoang các máy bay với tàu mẹ và gây nhiễu hệ thống nhận diện điện tử “bạn – thù” của chúng.
Theo tác giả, Nga giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tác chiến điện tử và trong triển lãm hàng không MAKS-2015 sắp tới, Moscow sẽ giới thiệu các hệ thống gây nhiễu điện tử mới nhất do nước này sản xuất.
Ngành công nghiệp tác chiến điện tử của Nga đã ghi dấu ấn vào năm 1997, tại triển lãm hàng không MAKS, khi một công ty nghiên cứu và phát triển (R&D) nhỏ giới thiệu thiết bị gây nhiễu điện tử có thể vô hiệu hóa hiệu quả các tín hiệu định vị vệ tinh GPS.
Vì quá ấn tượng, người Mỹ đã đặt mua một số thiết bị này. Trong quá trình thử nghiệm tại Mỹ, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy những tên lửa hành trình chính xác cao của mình rối loạn đường bay khi lọt vào tầm ảnh hưởng của thiết bị này.
Từ thời điểm đó đến nay, công nghệ tác chiến điện tử của Nga đã trải qua một chặng đường dài phát triển và giờ đây đã cho ra đời những hệ thống mang lại hiệu quả còn cao hơn nhiều so với những mẫu thiết bị đơn giản từng gây không ít kinh ngạc khoảng 20 năm về trước.
1
Trong chiến tranh Iraq, tên lửa Tomahawk của Mỹ đã không thể bắn trúng mục tiêu vì thiết bị gây nhiễu của Nga.
Từ đầu năm 2003, khi liên minh do Mỹ đứng đầu tấn công Iraq, không một tên lửa hành trình Tomahawk nào của lực lượng này có thể bắn trúng mục tiêu, dẫn tới tổn thất hàng chục tên lửa hành trình chỉ trong 5 ngày.
Sau đó, Mỹ mới phát hiện nguyên nhân là do Iraq sử dụng các thiết bị gây nhiễu của Nga.
Sau khi Washington xác định được vị trí các thiết bị gây nhiễu này và phá hủy chúng bằng một loạt đợt ném bom rải thảm, các tên lửa thông minh của họ mới có thể khôi phục khả năng tấn công.
Tác giả bài viết cho biết, ngày nay, công nghệ này còn có thể được áp dụng để vô hiệu hoá hoạt động của tàu sân bay và đội máy bay trên tàu.
070410-N-2209T-039 - ARABIAN SEA (April 10, 2007)- An E-2C Haweye from the "Golden Hawks" of Carrier Airborne Early Warning Squadron (VAW) 112 approaches for landing on the flight deck of the Nimitz-class aircraft carrier USS John C. Stennis (CVN 74.) Stennis, as part of the John C. Stennis Carrier Strike Group, is on a regularly scheduled deployment in support of Maritime Security Operations (MSO). MSO help set the conditions for security and stability, as well as aid counter-terrorism and security efforts to the regional nations. U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist Seaman David Townsend (RELEASED)
Hệ thống chiến tranh điện tử của Nga có thể vô hiệu hoá máy bay của tàu sân bay khi quay về tàu, khiến chúng bị tàu hộ tống bắn rơi vì không phân biệt được máy bay của ta hay địch
Hệ thống chiến tranh điện tử của Nga có thể vô hiệu hoá máy bay của tàu sân bay khi quay về tàu, khiến chúng bị tàu hộ tống bắn rơi vì không phân biệt được máy bay của ta hay địch.
Theo đó. điểm yếu nhất của máy bay trên tàu sân bay là lúc chúng quay về tàu sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Thiết bị gây nhiễu điện tử của Nga có thể lợi dụng thời điểm đó để tắt hệ thống nhận diện “bạn – thù” của đối phương.
Khi đó, máy tính trên tàu sẽ nhận diện những máy bay này là UFO và kích hoạt hệ thống phòng không của các khinh hạm hộ tống để bắn hạ chúng.
Đến khi các chỉ huy nhận ra vấn đề và ra lệnh ngừng bắn thì hầu hết các máy bay di chuyển về phía tàu đã bị tiêu diệt, khiến nhóm tác chiến tàu sân bay không thể hoạt động theo đúng mục đích được thiết lập. Chúng đã mất đi sức mạnh của chính mình là các máy bay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét