"Hà Thành đầu độc" là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội diễn ra ngày 27 tháng 6 năm 1908.
To: vobivic@yahoogroups.com
From: vobivic@yahoogroups.com
Date: Mon, 11 Jul 2016 00:10:32 +0000
Subject: [vobivic] Vụ "Hà Thành đầu độc" qua bưu ảnh
"Hà Thành đầu độc" là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội diễn ra ngày 27 tháng 6 năm 1908. Mục đích của họ nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội, thêm sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi người Pháp.(Lưu ý: Phần chú thích được high light mầu tím nhạt dưới mỗi bức ảnh được dịch từ nguyên bản chú thích trên bưu ảnh, nhằm mục đích tìm hiểu quan điểm của nhà sản xuât)Ngày 27/6/1908, anh em bồi bếp và binh lính người Việt thuộc Trung đội Công nhân pháo thủ Hà Nội đã tổ chức đầu độc binh lính Pháp đóng trong thành để phối hợp với nghĩa quân Yên Thế được bố trí ở bên ngoài nhằm giải phóng thành Hà Nội. Đứng đầu nhóm này là bếp Hiên (Nguyễn Văn Hiên còn gọi là Hai Hiên), cùng với bếp Xuân, bếp Nhiếp, Đặng Đình Nhân (tức đội Nhân), Nguyễn Trí Bình (Tư Bình), Nguyễn Văn Cốc (Dương Bé),... tất cả có trên 10 người. Nhóm có nhiệm vụ nội ứng bên trong: đầu độc 2000 binh lính Pháp thuộc hai trung đoàn pháo binh và bộ binh Pháp đóng trong thành Hà Nội, rồi bắn pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công cho các cánh quân của nghĩa quân chống Pháp đánh vào thành Hà Nội.Tuy vậy mật vụ Pháp đã biết trước một phần kế hoạch do nghi ngờ các hoạt động của bếp Hiên. (Có tài liệu nói sự việc bị bại lộ do một trong những người biết việc đi nhà thờ, xưng tội với cha đạo). Trong bữa tối ngày 27 tháng 6 năm 1908, toàn bộ 200 lính Pháp được cho ăn cà độc dược và trúng độc, nhưng ngay sau đó quân Pháp báo động toàn thành và toàn bộ lính người Việt trong thành tham gia khởi nghĩa, chưa kịp bắn ba phát đại bác như đã định, thì đã bị tước vũ khí và bị bắt giam. Các cánh quân bên ngoài chờ đợi mãi không thấy hiệu lệnh tiến công từ trong thành phát ra. Biết bị lộ, theo lệnh của Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân ở các hướng khẩn trương rút ra ngoài để khỏi bị quân Pháp bắt. Không có ai trong số lính Pháp bị thiệt mạng vì độc dược.3034. Phạm nhân bị buộc tội trong âm mưu đầu độc (tháng Bẩy năm 1908) ở trong tù trước khi đem xét sử.Các vị đầu bếp trong vụ “Hà thành đầu độc” khi bị giam ở Hỏa Lò. Trong gông cùm lạnh lẽo họ ngồi bình thản nhìn thẳng vào ống kính của kẻ thù, những cái nhìn kiên quyết, hiên ngang. Chỉ một vài ngày sau, họ đều lần lượt bị hành quyết, treo thủ cấp giữa đô thành. Vẻ trẻ trung, tuấn tú, an nhiên tự tại của những con người dám hy sinh vì nghiệp lớn khiến bất kì ai cũng phải kính nể. Trong số họ có một phụ nữ xinh đẹp, bà Nguyễn Thị Ba (ngồi thứ sáu từ phải sang), cuộc đời của bà được Tuổi Trẻ Online kể lại trong phóng sự Cô hàng cơm dũng cảmNgay ngày hôm sau, 28 tháng Sáu năm 1908, Hội đồng đề hình (Commission criminelle) được thành lập kết tội lính Việt "xâm phạm nền an ninh của chính phủ Bảo hộ". Ngày 8 tháng Bẩy năm 1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng Đình Nhân, Nguyễn Trí Bình (Tư Bình), và Nguyễn văn Cốc (Dương Bé) ra xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội, sau đó bêu đầu những người bị chém, nhằm khủng bố tinh thần người dân.Jean Ajalbert - nhà văn, nhà báo Pháp đã từng đến Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX, miêu tả giờ phút lâm chung của các họ"... Tóc búi ngược trên trán, những người tù bị cột chặt trước bọn đao phủ mặc đồ đen, lưỡi lê tuốt trần... Những người sắp chết muốn nói. Dương Bé cất tiếng bảo kẻ hành hình mình: - Anh hãy bảo cho vợ tôi, có lẽ đang đứng ở trong đám đông kia rằng, nếu đầu tôi được lìa ngọt lưỡi khỏi cổ, thì tôi thưởng cho anh 5 đồng bạc. Đặng Đình Nhân thì nhắn vợ ghi 3 chữ "Phó Đề đốc" lên linh bài thờ mình. Nguyễn Trí Bình, với một giọng quyết liệt đã nói: - Tôi cảm ơn những người Âu đã đến đây đông để nhìn tôi chết... Chết như thế này là một cái chết nhẹ nhàng... "Với mục đích khủng bố tinh thần người dân Việt, trấn áp sự chống đối của họ, đồng thời trấn an cộng đồng người Pháp, các hãng bưu ảnh thời ấy đồng loạt phát hành những bức bưu ảnh thuộc loại man rợ nhất lịch sử ngành này. Hãng của Pierre Dieulefils phát hành một seri bưu ảnh mang số 17, gồm 3 bức ảnh đơn và 1 bức ảnh ghép. Sau này, các hãng khác, từ Bắc tới Nam, thi nhau chế biến lại bằng cách thay đổi các bức chân dung những binh sĩ bị xử tử chụp trong thời gian phục vụ cho quân đội Pháp.
17.A. Bắc Kì - Hà nội - Viên Đội người bản xứ mang số lính 1585 thuộc đại đội 6 - tham gia vụ đầu độc bị chém đầu theo kiểu Annam ngày 8 tháng Bẩy năm 1908.
17.B. Bắc Kì - Hà nội - Viên Đội người bản xứ mang số lính 16 - tham gia vụ đầu độc bị chém đầu theo kiểu Annam ngày 8 tháng Bẩy năm 1908
17.C. Bắc Kì - Hà nội - Viên Cai người Annam mang số lính 40 - tham gia vụ đầu độc bị chém đầu theo kiểu của nước này ngày 08 tháng Bẩy năm 1908.
17. Bắc Kì - Hà nội - Thủ cấp các lính bản xứ, tham gia vụ đầu độc bị hành quyết ngày 8 tháng Bẩy năm 1908 theo luật Annam. Các ông đội Bình (Nguyễn Chí Bình), đội Nhân (Đặng Đình Nhân), đội Cốc (Nguyễn Văn Cốc) bị hành quyết ngày 8/7/1908 và bêu đầu ở các cửa ô. Những bức ảnh gây shock này ghi dấu những trang sử đau thương viết bằng máu của nhiều thế hệ người Việt.
Ngày 3 tháng Tám năm 1908 xử tử thêm ba người: Nguyễn Văn Hiên (Bếp Hiên), Cai Ngà, và Bếp Xuân. Địa điểm chém là Vườn Bàng ở gần chợ Bưởi. Những giờ phút cuối cùng của họ được lưu lại trên bộ bưu ảnh "Triple Exécution Capitale - Hanoi, 6 Aout 1908" (Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908) của hãng R. Bonal Photo (Hải Phòng).
1. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Phạm nhân bị gông cùm sau khi bị bắt.
2. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Những kẻ bị kết án bị đưa ra khỏi nhà tù đi đến nơi hành quyết. Ta dễ dàng nhận ra cổng nhà tù Hỏa Lò trong bức ảnh này.
(2). Đầu bếp Hai Hiên và viên Cai mang số lính 643 bị đưa đi xử tử. Dòng tên hãng dọc mép phải bưu ảnh cho ta biết đây là bộ ảnh thứ hai của hãng R. Bonal phát hành về vụ sử trảm ngày 6 tháng Tám năm 1908. Chú thích của bộ ảnh này chi tiết hơn. Tuy nhiên để tránh sự nhầm lẫn về trình tự khi đặt xen hai bộ ảnh vào nhau, số thứ tự của bộ ảnh thứ hai sẽ được đặt trong dấu ( )
3. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Đoàn người đi qua đường phố Hà nội để đến bãi hành quyết. Đây là phố Hỏa Lò, bên trái bức ảnh thấy rõ bức tường đá của nhà tù.
(2). Tử tù bị trói vào cọc
5. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Phút khai đao
(4). Phút khai đao
(5). Đao phủ thứ hai lấy đà quăng thủ cấp lên không trung6. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Đao phủ ném thủ cấp lên không trung.7. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Những thân người đổ sập xuống khi hành quyết
8. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Cho xác vào quan tài.
(10) Thủ cấp được cho vào quan tài cùng phần thân.9. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Những xác người được đưa về làng Cầu Giấy10. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Hạ huyệt.
12. Vụ tử hình ba người - Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 1908. Thủ cấp của họ bị bêu trong rọ tre.Ngày 29 hành quyết ba người nữa: Lang Sẹo, Cai Xe và Cai Tôn. Cuối cùng ngày 27 Tháng Mười Một năm 1908 thì bốn người cuối cùng bị chém: Đỗ Văn Đàm (Đồ Đàm), Đội Hổ, Lý Chánh, và Vinh. Ngoài 13 người phải tội chém, Hội đồng đề hình tuyên án sáu người khác tử hình khiếm diện, tổng cộng là 19 bị tội phải chết. Ngoài những án tử hình, Hội đồng đề hình xét bốn người bị tù khổ sai chung thân, 26 bị khổ sai hữu hạn (5-20 năm tù), và 10 bị án 1-5 năm tù. Tổng cộng hình án là 59 người.Năm 2008, nhân kỉ niệm 100 sự kiện Hà Thành đầu độc, một loạt các báo lật lại sự kiện này, trong đó thông tin nổi bật là phần mộ của những người bị xử tử. Theo Wikipedia cũng như các báo các báo địa điểm chém là Vườn Bàng ở gần chợ Bưởi. Mộ tập thể không đầu của 9 người này lúc đầu chôn ngay tại pháp trường. Về sau khi người Pháp lấy Vườn Bàng làm xưởng nhuộm thảm thì mộ bị chuyển tới một khu đất thuộc Nghĩa Đô Từ Liêm. Năm 1988, ngôi mộ này đã được xác định chính xác là nằm tại vườn nhà ông Nguyễn Đức Hỷ, xóm 2 phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, theo chú thích trên bộ ảnh của hãng Bonal Photo, ta thấy ngay sau khi bị hành quyết, xác của họ được chuyển về Cầu Giấy. Câu chuyện của hậu duệ những tử sĩ này kể về hành trình tìm mộ người thân đầy những tình tiết rùng rợn như các chếy của họ.Tham khảo loạt bài đăng trên Tuổi Trẻ Online và CAND Online
Kì 1: Quyết không lùi bước
Kì 2: Sử chém người anh hùng
Kì 3: Lễ tế sống
Kì 4: Cô hàng cơm dũng cảm
Kì 5: Người trung với nước
Kì cuối: Bia đá lưu danh
Những vị đầu bếp bất tử trong vụ "Hà Thành đầu độc" (phần1)
Những vị đầu bếp bất tử trong vụ "Hà thành đầu độc" (phần 2)Một chi tiết cần lưu ý là các bức ảnh của Pierre Dieulefils đều chú thích phạm nhân bị xử tử theo tập quán (coutume) của người bản xứ. Liệu đó có phải là cách tránh né phản ứng của dư luận của người dân chính quốc trước hình thức xử tử man rợ thời trung cổ và việc phát hành những tấm bưu ảnh vô nhân đạo? Hay là cách tuyên truyền về một xứ sở thuộc địa lạc hậu nơi vẫn còn tồn tại những tập tục man rợ?Ta cùng đọc một đoạn trong bài viết của Mathilde Tuyet Tran:Dưới đề tựa "Đầu người treo trên cây không phải là hiếm thấy", Jean Ajalbert, kể cho độc giả tờ "Lectures Modernes" vào ngày 10 tháng 9 năm 1903 một mẩu chuyện dựa theo cuốn sách của Dr. Hocquart, dưới hình thức một lá thơ viết cho một người cháu:" Sự dã man châu Á không phải là một câu chuyện thần thoại. Họ hành hạ xác chết. Người ta đã tìm thấy thi thể của Francis Garnier bị moi tim, da bụng bị cắt, đầu bị chặt, còn Rivière, hai cổ tay bị chặt đứt. Người ta đồn rằng, họ ăn trái tim phơi khô, vì họ tin rằng, họ sẽ trở thành can đảm như người anh hùng.Đầu người treo trên cây không phải là hiếm thấy, hay là những thi thể bị cây lao đâm xuyên qua miệng, hai chân hai tay bị chặt đứt, trói chặt bằng dây thừng quấn quanh ngực và cổ như một sợi dây chuyền, hay là những thi thể bị xâu với nhau như là một que thịt nướng. Cháu có thể tưởng tượng rằng những sự dã man ấy kích động quân lính. Cũng như thế, phản loạn hay giặc cướp, không tránh khỏi những cực hình. Họ chịu đựng cái chết với một sự can đảm lạ thường – kiên quyết.Chú kể cho cháu nghe một chuyện hành quyết trong bài "một làng ở Tonkin" (Une campagne au Tonkin): một khúc tre mỏng mảnh, cao khoảng 80 phân, được cắm vào đất. Theo lệnh ngắn gọn của viên quan, kẻ tử tù quỳ gối trước cọc. Hắn ta bị trói hai tay vào cọc bằng dây rợ. Cái cọc không chắc chắn, chỉ một cử động nhỏ là có thể làm trật cái cọc. Nhưng thằng giặc không có một cử động nào. Cái hòm được đặt cách kẻ tử tù vài bước, mà hắn ta chỉ cần ném một cái nhìn qua phía ấy sẽ thấy. Đao phủ bước gần lại, gươm nắm trong tay, với một cử chỉ nhanh nhẹn cởi nút áo của tử tù, kéo cổ áo xuống thấp, gằn ra phía sau, để phơi trần cái cổ và hai vai. Đao phủ kéo mái tóc dài ngược lên đầu, để lộ gáy. Người đàn ông sắp bị chém, không tỏ một cử động phản kháng. Ông ta chịu đựng bàn tay của đao phủ sửa soạn thong thả, không hấp tấp, xếp đặt tư thế để chém như một nhà điêu khắc đang nắn một bức tượng, cái đầu cúi xuống, chập vào ngực, hai đầu gối phải xòe doãi ra, với một sự chấp nhận bình thản làm xé trái tim người chứng kiến. người đao phủ xắn ống quần rộng lên tận đầu gối, nhổ một cụm nước bọt đỏ tươi mầu trầu, quét một vệt nước bọt đỏ lên gáy kẻ tử tù để làm dấu chỗ chém. Quan viên hất tay ra lệnh. Đao phủ nắm thanh gươm bằng hai tay, lưỡi gươm rộng bản lấp lánh sáng như một nửa vòng tròn trong không gian, cái đầu bay lên rồi lăn trên mặt đất, trong khi cái thân gục xuống phía trước, một dòng máu bắn ra từ các mạch máu bị cắt. Trong khi đao phủ chùi thanh gươm đẫm máu trên mặt cỏ, một người lính cắm lên chỗ hành quyết một tấm mộc nhỏ ghi bản án, rồi nắm chùm tóc của cái đầu đặt vào một cái rọ. Cái đầu bị chém đặt trong rọ, theo lịnh, sẽ được treo trên cây ở đầu làng bị cướp, để làm gương... "Cái văn hóa chém đầu được khai thác triệt để trên những bức bưu ảnh của người Pháp, và việc kinh doanh đề tài này có vẻ rất phát đạt. Bằng chứng là ta có thể thấy trên các trang web mua bán bưu ảnh cổ đầy rẫy những tấm bưu ảnh kiểu này được rao bán giá khá cao.
333. H. Quảng Yên - Hành quyết kẻ sát nhân người Annam ngày 7 tháng Ba năm 1905, trước khi bãi bỏ án tử hình. Có lẽ những hình ảnh giật gân kiểu này bán chạy, nên khi không có những hình ảnh nóng vu sử chém những người Việt tham gia vào vụ Hà Thành đàu độc như của hãng R. Bonal, Pierre Dieulefils đã cho sử dụng lại các bức ảnh chụp cách đó 3 năm, và thay chú thích thành năm 1908 (xem các bức ảnh dưới)3121. Bắc kì - Dân bản xứ bị chém đầu trong vụ tháng 7 - tháng 9 năm 1908. Đến nơi hành quyết - Tuyên án.3124. Bắc Kì - Dân bản xứ bị chém đầu trong vụ tháng Bẩy - tháng Chín năm 1908 - Sau khi hành quyết.Như vậy hoàn toàn chính xác khi khẳng định loạt ảnh 4 bức, từ 3121 đến 3124, không phải là chụp vụ sử các nghĩa sĩ tham gia vào vụ đầu độc tại thành Hà nội tháng Sáu năm 1908, mà đó chỉ là một thứ hàng giả của hãng Piere Dieulefils.Ngay sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa quân. Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Bataille, khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế.
|
3:06 AM (8 hours ago)
| |||
To: vobivic@yahoogroups.com
From: vobivic@yahoogroups.com
Date: Mon, 11 Jul 2016 00:10:32 +0000
Subject: [vobivic] Vụ "Hà Thành đầu độc" qua bưu ảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét