Nghề lấy mật ong trên nóc nhà thế giới.
Treo mình trên những chiếc thang dây, thợ săn ong Nepal luôn phải đương đầu với tử thần trong việc lấy mật của loài ong mật to nhất thế giới, làm tổ trên vách đá cheo leo của dãy Himalaya.
Lấy mật ong trên dãy Himalaya.
Mật ong Himalaya là mặt hàng xuất cảng quý giá. Người Tàu, Nhật Bản, và Hàn Quốc đặt mua mật giá cao, vì giá trị dược liệu của chúng. Mật ong có giá trị gần 50 USD/kg, khiến chúng bị săn lùng ráo riết. Vào mùa lấy mật, người dân sống trên các vùng núi hẻo lánh của dãy Himalaya, nóc nhà thế giới, thường xuyên đu mình trên các vách đá dựng đứng để lấy món quà của thiên nhiên này.
.
Ban đầu, người săn ong đốt các loại lá rừng để tạo thành những đám cháy lớn bên dưới tổ ong. Lửa và khói bốc lên khiến ong rời khỏi tổ, giúp giảm bớt nguy hiểm cho người lấy mật ong. Ngay khi đàn ong còn hoảng loạn, thợ lấy mật phải tiếp xúc với tổ ong để thu hoạch những tảng sáp ong đầy mật.
.
Ong mật trên dãy Himalaya làm tổ trên những vách núi cao dựng đứng. Để lấy mật ong, người ta phải đu mình trên những chiếc thang dây mỏng manh để xuống vị trí thích hợp. Từ đây, người lấy mật sẽ dùng que dài chọc thẳng vào tổ ong, làm cho những mảng sáp ong chứa mật rơi xuống chiếc rổ bên dưới.
.
Khi tổ bị tấn công, những con ong sẽ trở nên vô cùng hung dữ. Chúng bủa ra xung quanh, bao vây kẻ phá hoại. Người lấy mật ong cần mặc bộ quần áo đặc biệt để bảo vệ cơ thể trước cơn thịnh nộ của bầy ong. Tuy nhiên, nhiều thợ lấy mật vẫn chỉ mặc trên mình những bộ quần áo bình thường trong việc khai thác mật của loài ong lớn nhất thế giới.
.
Những thợ săn ong cho biết: việc khó nhất là cắt phần tổ ong chứa mật rơi đúng chiếc rổ lớn hứng phía dưới. Họ phải thực hiện nhiệm vụ này khi đu mình trên chiếc thang dây dài 50 m thả từ đỉnh vách đá. Công cụ lấy mật là hai cây trúc dài, được người dân địa phương gọi là Tangos.
.
Mật ong là nguồn thực phẩm quan trọng của người dân ở đây từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu khiến số ong mật Himalaya suy giảm mạnh trong những năm trở lại đây. Nó khiến cuộc sống của các bộ lạc gặp nhiều khó khăn hơn.
.
Trong khi đó, chính phủ Nepal đầu tư mạnh vào du lịch, cho phép du khách trực tiếp theo chân người dân địa phương đi săn ong mật. Nó giúp một bộ phận người dân không bị phụ thuộc vào nguồn thực phẩm từ thiên nhiên.
.
Tuy nhiên, chính sách này đẩy loài ong mật tới nguy cơ suy giảm số lượng cao hơn. Một số thợ săn bị cám dỗ bởi lợi ích trước mắt nên sẵn sàng dẫn du khách đi săn ong dù không phải mùa lấy mật. Chúng khiến loài ong suy giảm nghiêm trọng số lượng vì thiếu thức ăn.
Linh Anh.
Theo Trí thức trẻ. ./.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét