Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Những nơi lạnh tới mức nước nóng hắt ra thành tuyết


Những nơi lạnh tới mức nước nóng hắt ra thành tuyết.

Những nơi lạnh tới mức nước nóng hắt ra thành tuyết.


Vào mùa đông, những nơi này lạnh tới mức thủy ngân trong nhiệt kế cũng đóng băng, nước nóng hắt ra ngoài trời ngay lập tức trở thành tuyết.

Oymyakon, Nga: Đây là vùng đất có người sinh sống lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới -68 độ C vào năm 1933. Ngày nay, nhiệt độ trung bình của vùng đất xa xôi hẻo lánh này là -50 độ C.
Oymyakon, Nga: Đây là vùng đất có người sinh sống lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới -68 độ C vào năm 1933. Ngày nay, nhiệt độ trung bình của vùng đất xa xôi hẻo lánh này là -50 độ C. Ảnh: Huffington Post.



Tất cả mọi thứ, từ cây cối tới các nhà cửa ở đây đều đóng băng, người dân hạn chế đi bộ. Nếu bạn đeo kính thì có khả năng sẽ bị kính dính chặt vào da. Nước không chảy được nên người dân phải dựng toilet ngoài trời. Trước mỗi đám tang, họ phải đốt lửa cho mặt đất bớt cứng để đào huyệt.
Mọi thứ, từ cây cối tới các nhà cửa ở đây đều đóng băng, người dân hạn chế đi bộ. Nếu bạn đeo kính, có thể sẽ bị kính dính chặt vào da. Nước không chảy được, nên người dân phải dựng toilet ngoài trời. Trước mỗi đám tang, họ phải đốt lửa cho mặt đất bớt cứng để đào huyệt. Ảnh: Wired.



Eureka, Canada: Được thành lập vào năm 1947, trạm nghiên cứu này nằm trên đảo Ellesmere và là nơi có mùa đông lạnh nhất Bắc bán cầu. Vào tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ nơi này xuống tới -50 độ C, kỷ lục là -55 độ C vào năm 1979.
Eureka, Canada: Được thành lập vào năm 1947, trạm nghiên cứu này nằm trên đảo Ellesmere và là nơi có mùa đông lạnh nhất Bắc bán cầu. Vào tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ nơi này xuống tới -50 độ C, kỷ lục là -55 độ C vào năm 1979. Ảnh: 10best.



Vào mùa đông, nơi này không có ánh mặt trời tới hàng tuần liền, khiến trời đã lạnh càng lạnh hơn. Thậm chí, bạn có thể hất cốc nước nóng lên không trung và thấy nước lập tức đóng băng thành những bông tuyết.
Vào mùa đông, nơi này không có ánh mặt trời tới hàng tuần liền, khiến trời đã lạnh càng lạnh hơn. Thậm chí, bạn có thể hất cốc nước nóng lên không trung và thấy nước lập tức đóng băng thành những bông tuyết. Ảnh: Arctic-emily/Blogspot.



Ulaanbaatar, Mông Cổ: Nhiệt độ ở đây thường xuyên xuống tới -35 độ C vào mùa đông, với kỷ lục là -55 độ C. Ảnh: Nolandtravels.
Ulaanbaatar, Mông Cổ: Nhiệt độ ở đây thường xuyên xuống tới -35 độ C vào mùa đông, với kỷ lục là -55 độ C. Ảnh: Nolandtravels.



Hơn 1,3 triệu người dân của thành phố này phải đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn do gia súc chết quá nhiều và đông thành đá. Chỉ cần ra ngoài trời 10 phút, bạn đã thấy lông mi đóng băng, tay không còn mở nổi khóa cửa.
Hơn 1,3 triệu người dân của thành phố này phải đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn do gia súc chết quá nhiều, và đông thành đá. Chỉ cần ra ngoài trời 10 phút, bạn đã thấy lông mi đóng băng, tay không còn mở nổi khóa cửa. Ảnh: Hotrotwastenot.



Vostok, Bắc Cực: Là một trạm nghiên cứu lớn của Nga được xây dựng từ năm 1957, Vostok được ghi nhận là nơi có nhiệt độ lạnh kỷ lục ở Bắc Cực, với -88 độ C vào ngày 21/7/1983. Nhiệt độ này còn dưới cả điểm đóng băng của CO2 trong không khí. Năm 2005, Vostok cũng có ngày lạnh tới -86 độ C. Ảnh: 8thingstodo.
Vostok, Bắc Cực: Là một trạm nghiên cứu lớn của Nga được xây dựng từ năm 1957, Vostok được ghi nhận là nơi có nhiệt độ lạnh kỷ lục ở Bắc Cực, với -88 độ C vào ngày 21/7/1983. Nhiệt độ này còn dưới cả điểm đóng băng của CO2 trong không khí. Năm 2005, Vostok cũng có ngày lạnh tới -86 độ C. Ảnh: 8thingstodo.



Vào mùa hè, 25 nhà khoa học sống và làm việc ở đây, khi nhiệt độ vào khoảng -30 độ C. Tuy nhiên, đến mùa đông thì chỉ còn khoảng 13 người.
Vào mùa hè, 25 nhà Khoa học sống và làm việc ở đây, khi nhiệt độ vào khoảng -30 độ C. Tuy nhiên, đến mùa đông, chỉ còn khoảng 13 người chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt. Ảnh: Cntraveler.



Đèo Rogers, Montana: Với điểm cao nhất lên tới 1.700 m, đèo Rogers từng có nhiệt độ xuống tới -57 độ C vào tháng 1/1954. Mặt đường thường xuyên đóng băng, khiến các xe qua lại đây buộc phải sử dụng lốp chuyên dụng cho mùa đông hoặc phải quấn xích vào lốp xe để chống trơn trượt. Ảnh: Leelau.
Đèo Rogers, Montana, Mỹ: Với điểm cao nhất lên tới 1.700 m, đèo Rogers từng có nhiệt độ xuống tới -57 độ C vào tháng 1/1954. Mặt đường thường xuyên đóng băng, khiến các xe qua lại đây buộc phải sử dụng lốp chuyên dụng cho mùa đông hoặc phải quấn xích vào lốp xe để chống trơn trượt. Ảnh: Leelau.



Trạm Plateau, Nam Cực: Sau khi nghiên cứu hơn 30 năm dữ liệu vệ tinh, NASA tuyên bố nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên trái đất là ở trạm Plateau vào ngày 10/8/2010, với con số -93 độ C. Các nhà khoa học cho biết khi ở ngoài trời, mỗi hơi thở cũng khiến phổi họ đau nhức và phải cực kỳ cẩn thận để không bị đóng băng các bộ phận trên cơ thể.
Trạm Plateau, Nam Cực: Sau khi nghiên cứu hơn 30 năm dữ liệu vệ tinh, NASA tuyên bố nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên trái đất là ở trạm Plateau vào ngày 10/8/2010, với con số -93 độ C. Các nhà Khoa học cho biết:  khi ở ngoài trời, mỗi hơi thở cũng khiến phổi họ đau nhức, và phải cực kỳ cẩn thận để không bị đóng băng các bộ phận trên cơ thể. Ảnh: Cntraveler

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét